Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm. Thẻ bảo hiểm y tế ra đời là hình thức bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế cùng với nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đã khiến cho thẻ bảo hiểm y tế của mình bị mờ chữ số, rách, mất hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân khi đi khám, chữa bệnh. Nên họ sẽ có nhu cầu cấp lại thẻ bảo hiểm y tế đã bị mất hoặc không còn dùng được nữa. Vậy thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế bị mất như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế hiện nay
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. BHYT giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.
Theo quy định tại Điểm g, Khoản 5, Điều 42 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP năm 2020, Cơ quan BHXH sẽ thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia. Đây là loại thẻ được làm bằng chất liệu nhựa, tương tự như thẻ ATM của các ngân hàng. Tuy nhiên, thẻ BHYT điện tử sẽ được gắn chip điện tử để tích hợp các thông tin của người tham gia BHYT.
- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định tại Khoản 1 Điều 1 như sau:
‘’Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
- Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:
Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia BHYT được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia BHYT sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.
- Làm thế nào để bảo đảm quyền lợi khi tham gia BHYT?
Để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia BHYT, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:
Kiểm tra lại các thông tin ghi trên thẻ BHYT gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, mã số thẻ BHYT.
Các trường hợp tham gia BHYT bắt buộc có trách nghiệm đóng đầy đủ mức phí tham gia BHYT.
Khi thẻ BHYT sắp hết hạn cần đóng kịp thời để tiếp tục sử dụng quyền lợi của mình.
Tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo quy định.
Người lao động khi tham gia tuyển dụng cần tìm hiểu về các hợp đồng lao động cũng như chính sách về BHYT mà mình sẽ được hưởng
- Có được cấp lại thẻ BHYT khi bị mất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
- Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ”.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp người tham gia BHYT nếu bị mất thẻ BHYT thì có thể đề nghị cơ quan BHXH cấp lại thẻ.
2. Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất
Hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ xin cấp đổi lại thẻ Căn cứ Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH gồm có cả bên người tham gia và đơn vị giải quyết:
Đối với người tham gia:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì còn phải bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Ví dụ: Giấy tờ chứng minh hưởng quyền lợi cao hơn có thể Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo, vùng có điều kiện kinh khó khăn đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo…
Đối với Đơn vị thực hiện thủ tục:
- Bảng kê thông tin theo mẫu quy định (Mẫu D01-TS).
Địa điểm nộp hồ sơ:
Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì địa điểm nộp hồ sơ được chia ra hai trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Người tham gia bảo hiểm y tế vừa tham gia BHXH.
- Trường hợp thứ hai: Người chỉ tham gia bảo hiểm y tế.
- Người tham gia do tổ chức đóng bảo hiểm y tế sẽ nộp hồ cho UBND cấp xã hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
- Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT sẽ nộp hồ sơ cho UBND xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thì nộp hồ sơ cho đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội còn đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì sẽ nộp hồ sơ cho nhà trường.
- Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian giải quyết:
Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời gian giải quyết được quy định như sau:
Trường hợp xin cấp lại thẻ BHYT mà không làm thay đổi thông tin thì thời gian giải quyết không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2019 trở đi thì thời hạn giải quyết sẽ là trong ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Nếu có sự thay đổi thông tin trong thẻ BHYT thì thời gian sẽ kéo dài hơn nhưng không được quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận