Trong quá trình hoạt động, không ít lần Doanh nghiệp của bạn gặp phải những tình huống “dở khóc, dở cười” về việc hư/rách/mất các giấy phép ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên không phải thủ tục xin cấp lại loại giấy phép nào cũng dễ dàng và nhanh chóng, Giấy phép xả nước thải là một trong số đó. Mỗi ngày ACC nhận được khá nhiều những yêu cầu tư vấn về thủ tục xin cấp lại loại giấy phép nêu trên, do đó, tại bài viết bài ACC sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất cho quá trình chuẩn bị thủ tục
1. Cấp lại Giấy phép xả nước thải vào nguồn nướcphát sinh trong trường hợp nào?
- Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thời hạn của Giấy phép được cấp lại
Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
3. Hồ sơ cần thiết đề nghị cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Hồ sơ cần thiết bao gồm
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép (Mẫu số 11 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014)
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.
Số lượng hồ sơ: hai (02) bộ
4. Quy trình xử lý việc xin cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Bước 1:
Tổ chức, cá nhân đứng tên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở
Bộ phận một cửa vào sổ theo dõi và làm phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên nước.
Bước 2:
Phòng Tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
- Trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường có thể thành lập Hội đồng thẩm định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan; cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn quy định;
- Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4:
Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp phải lập lại đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án/báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 5
Trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp phép.
Bước 6:
Sau khi hồ sơ được cấp phép; tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Thời hạn giải quyết
Tổng số thời gian giải quyết là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc (Không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo), trong đó:
- Thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.
- Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo: Không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ; thời gian thẩm định sau khi đề án/báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
- Thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết cho quá trình chuẩn bị thủ tục xin cấp lại giấy phép nước thải vào nguồn nước, nếu có bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc gì liên quan đến hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:
Thông qua hình thức Trực tuyến
- Hotline 090.992.8884
- ĐT Tổng đài 1800.0006
- ĐT Văn Phòng 028.77700888
- Kết nối Zalo 090.992.8884
- Mail: [email protected]
Địa chỉ trụ sở:
- Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,
520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Nội dung bài viết:
Bình luận