Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Kiểm Dịch Thực Vật Nhập Khẩu 2024

Hàng hóa là thực vật muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì trước tiên phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất - nhập khẩu mặt hàng thực vật sẽ phải thực hiện các thủ tục làm kiểm dịch thực vật. Đây là loại hàng hóa thường dễ bị sâu bệnh và các loại cỏ dại nguy hiểm nên Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ để hạn chế việc lây lan từ quốc gia này tới quốc gia khác. Thủ tục này sẽ chứng minh cho chất lượng của hàng hóa của thương nhân có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Vậy thủ tục xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu diễn ra như thế nào và bao gồm những gì thì hãy cũng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Kiểm Dịch Thực Vật Nhập Khẩu 2020
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Kiểm Dịch Thực Vật Nhập Khẩu 2023

1. Mặt hàng cần kiểm dịch thực vật

Ở nước ta, các mặt hàng bắt buộc phải làm kiểm tra theo đúng chất lượng quy định khi làm thủ tục hải quan như sau:

Căn cứ theo Điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:

  • Thực vật:

Cây và các bộ phận còn sống của cây.

  • Sản phẩm của cây:

Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;

Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;

Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);

Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;

Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;

Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;

Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật. học kế toán ở đâu

  • Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
  • Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
  • Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
  • Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
  • Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
  • Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

  • Cây và các bộ phận còn sống của cây.
  • Củ, quả tươi.
  • Cỏ và hạt cỏ.
  • Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
  • Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại.

Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quy định được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong các trường hợp:

  • Giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học;
  • Sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học;
  • Các trường hợp khác, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
  • Việc nhập khẩu các vật thể phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.

Tuy nhiên, quy định tại Thông tư này vẫn còn khá chung chung mà không đưa ra danh mục chi tiết về mặt hàng nào, do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó mà phân loại được những mặt hàng cần kiểm dịch thực vật.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì hầu hết những mặt hàng có nguồn gốc từ thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi,… đều có khả năng phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật.

2. Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định;
  • Hợp đồng thương mại;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

Cơ quan cấp phép: Cục Bảo vệ thực vật.

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện và trực tuyến trên website: Dịch vụ công trực tuyến Của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx.

Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
  • Trường hợp không cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí: Không.

Trên đây là những chia sẻ của ACC về Thủ tục xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo