Khai thác gỗ trong rừng sản xuất đem lại một nguồn lợi vô cùng lớn, tuy nhiên việc khai thác trái phép và không đúng với quy định đã dẫn tới tình trạng rừng suy thoái nghiêm trọng do vậy để đảm bảo rừng rừng được khai thác một cách có khoa học và rừng có thể tái sinh phát triển , thực hiện đúng quy định pháp luật chủ rừng cần thực hiện thủ tục xin cấp phép khai thác gỗ rừng sản xuất. Dưới đây ACC xin cung cấp thủ tục cấp giấy phép khai thác gỗ rừng sản xuất.
Căn cứ pháp lý :
- Luật lâm nghiệp
- Nghị định 156/2018 Hướng dẫn một số điều luật lâm nghiệp:
- Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT thông tư hướng dẫn thực hiện khai thác
1. Điều kiện khai thác gỗ trong rừng sản xuất
Căn cứ theo khoản 1 điều 29 Nghị định 156/2018 Hướng dẫn một số điều luật lâm nghiệp:
Điều kiện khai thác gỗ trong rừng trồng rừng sản xuất :
- Sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn .
Phương thức khai thác trắng theo băng đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
2. Thủ tục xin cấp phép khai thác gỗ
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ trình xin phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác của đơn vị trị sở tại
- Biểu thống kê địa danh, diện tích khu khai thác
- Biểu thống kê tuổi , trữ lượng tỷ lệ lợi dụng và sản lượng
- Bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5000
- Lập phương án trồng lại rừng
Bước 2 : Nộp hồ sơ
- Tổ chức chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định
- sau đó nộp hồ sơ tại bộ phận Tiếp nhận và kiểm tra kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bước 3 nhận kết quả
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ công chức Tiếp nhận và kiểm tra nếu hồ sơ hợp lệ đầy đủ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ Hướng dẫn gửi đến nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Đến ngày theo lịch hẹn bạn đến bộ phận trả kết quả nhận kết quả .
3. Xử phạt hành vi khai thác lâm sản rừng trái phép trong rừng sản xuất
Hành vi khai thác gỗ trong rừng sản xuất không được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với loại gỗ thông thường:
- Phạt tiền từ 5 trăm nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 i gỗ gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi khai thác các trái pháp luật từ 0,4 m3 đến đến 1 mét khối gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m khối đến 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1 m3 đến 2 m3 gỗ rừng trồng hoặc 0,5 m3 đến 1 m3i rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 10 triệu đến 25 triệu đồng đối với các hành vi khai thác trái pháp luật từ 2 m3 đến dưới 5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1 m3 đến 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 5 m3 đến dưới 7 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 7 m3 đến 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến 5 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 5 m3 đến dưới 7 m3 gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 7 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Đối với võ thuộc danh mục thực vật rừng rừng quý hiếm nhóm IIA .
- Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến dưới 7 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 đến đến 1 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 25 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 đến dưới 1 m3 gỗ tự nhiên
- Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật Từ 1,5 m3 dưới của gỗ rừng trồng hoặc từ 1m3 đến dưới 1,5 m 3 lượng gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 35 triệu đồng đến 50i triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 2 m3 đến 3 m3 gỗ rừng trồng hoặc Từ 1,5 m3 đến dưới 2 m3 gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 3 m3 đến dưới 7 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2m3 đến dưới 3 m3 gỗ rừng tự nhiên
- Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 7 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3 m3 đến 5 m3 gỗ rừng tự nhiên.
- Phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 5 m3 đến dưới 7 m3 rừng tự nhiên.
- Đối với võ thuộc danh mục nguy cấp quý hiếm nhóm IA :
- Phạt tiền từ 10 đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3
- Phạt tiền từ 25 đến 50 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3
- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 i đến dưới 0,7 m3
- Phạt tiền từ 75 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 1 m3
4. Những câu hỏi thường gặp
Thời hạn giải quyết là bao lâu?
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kế hoạch của xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp, không cấp phép phải gửi văn bản nêu lý do không cấp phép.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và gửi giấy phép khai thác cho các chủ rừng biết, thực hiện.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính?
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai gồm những gì?
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Bản kê gỗ khai thác.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Như vậy khai thác rừng sản xuất trái pháp luật có thể bị xử phạt với các mức phạt như trên do vậy khi khi thực hiện khai thác gỗ trong rừng sản xuất cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác gỗ rừng sản xuất .
Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với ACC chúng tôi để được tư vấn ăn về thủ tục. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn 24/7 .
Nội dung bài viết:
Bình luận