Bài thuốc gia truyền là bài thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dòng tộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đông y cấp tỉnh. Từ xưa đến nay, Bộ Y tế luôn đánh giá những bài thuốc dân gian, tồn tại trong cộng đồng có tác dụng lớn, chữa được nhiều bệnh, nguyên liệu lại sẵn có, dễ tìm, giá thành cũng phù hợp với người dân địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, không ít trường hợp mạo danh các bài thuốc gia truyền, hoặc công thức đã bị sai lệch, có không ít độc tố, người chế biến lại không hiểu biết, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân. Để bảo vệ các bài thuốc gia truyền quý, hạn chế các trường hợp rởm, mạo danh Bộ Y tế đã ban hành quy chế xét duyệt cấp “giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Các bài thuốc gia truyền rất đáng quý, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống người dân, được gia truyền các bài thuốc từ đời này sang đời khác, chữa được biết bao bệnh mà cho đến nay Tây Y cũng không chữa được, rất cần được tập hợp, bảo vệ để tránh thất thoát. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành quy chế xét duyệt cấp “giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”. Để được Sở Y tế công nhận, thầy lang phải làm đơn, có giấy xác nhận của của y tế cơ sở. Quan trọng nhất là phải có bài giải trình về bài thuốc, trong đó ghi rõ: Xuất xứ, công thức (ghi rõ từng vị, liều lượng), cách bào chế, cách gia giảm, dạng thuốc, cách dùng, đường dùng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định. Ngoài ra, thầy lang phải trình được sổ theo dõi người bệnh (ghi tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán, thời gian và kết quả điều trị). Danh sách bệnh nhân phải tối thiểu từ 100 người trở lên. Nhìn chung, điều kiện và thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hơi phức tạp, sau đây là thông tin chi tiết:
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền 2023
1. Điều kiện đối với người xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Muốn được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, người xin cấp phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Có hiểu biết cụ thể về các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
- Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.
2. Phạm vi sử dụng của giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Người có bài thuốc gia truyền được đăng ký hành nghề tại địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cấp giấy chứng nhận và chỉ được đăng ký một trong hai hình thức hành nghề sau:
- Được khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.
- Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền. Trường hợp sản xuất, kinh doanh bài thuốc gia truyền thì phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, không được chuyển nhượng, mua bán hoặc cho thuê. Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
- Người được cấp giấy chứng nhận không được chuyển nhượng hay cho người khác thuê lại
3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
Khi đã đáp ứng đủ điều kiện trên, quý vị soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền để nộp tới cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.
- Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú ).
- Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
- Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
- Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
- Cách gia giảm (nếu có);
- Cách bào chế;
- Dạng thuốc;
- Cách dùng, đường dùng;
- Liều dùng;
- Chỉ định và chống chỉ định.
- Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc:
- Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị);
- Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
- Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận hoặc công chứng chứng thực
- Giấy khám sức khoẻ của bản than do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.
- Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.
4. Quy trình thực hiện xin giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Bước 1: Cá nhân gửi hồ sơ về SYT và nộp lệ phí theo qui định.
Bước 2: SYT tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm giữ bí mật bài thuốc theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Sở y tế kiểm tra hồ sơ. Nếu Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tổ chức thẩm định để cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể để cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Căn cứ vào biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định, Giám đốc SYT xem xét và ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Nếu bài thuốc không được công nhận là bài thuốc gia truyền thì Giám đốc Sở Y tế có công văn nêu rõ lý do không công nhận để thông báo cho người đề nghị cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” biết
- Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Y tế
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền
Nội dung bài viết:
Bình luận