Thủ Tục Xin Cấp GCN Nguồn Gốc Lô Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp 2024

Nguồn giống là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng. Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp sẽ đảm bảo được giống cây trồng lâm nghiệp đạt chất lượng tốt, có thể cho năng suất cao. Tạo sự tin tưởng cho người mua để sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống người nông dân đồng thời nâng cao sự cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường.

Thủ Tục Xin Cấp GCN Nguồn Gốc Lô Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp
Thủ Tục Xin Cấp GCN Nguồn Gốc Lô Giống Cây Trồng Lâm Nghiệp

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn gốc giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018

2. Đối tượng áp dụng

  • Tổ chức, cá nhân trong nước có hoạt động liên quan đến công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

3. Tiêu chí công nhận nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp

  • Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận
  • Được Chi cục Kiểm lâm đề nghị công nhận

4. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp

  • Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu) chậm nhất 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống;
  • Kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để xin cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.

5. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp.

Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý

Thời gian tiếp nhận: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ)

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo mẫu; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

6. Yêu cầu và điều kiện cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp

  • Tổ chức, cá nhân có đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
  • Chủ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp phải lưu giữ các văn bản, chứng từ liên quan, lập sổ theo dõi cập nhật để chứng minh được mọi loại vật liệu giống đưa vào sản xuất kinh doanh và lưu thông đều có mã số nguồn giống rõ ràng, chính xác với số lượng và năm sản xuất;
  • Mọi loại vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính lưu giữ trong kho hoặc trong quá trình lưu thông, vận chuyển phải được gắn nhãn với các thông tin sau đây: Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; Tên khoa học, tên Việt Nam và tên địa phương (nếu có) của vật liệu giống; Số lượng kèm mã số nguồn giống của từng lô hạt giống, từng dòng vô tính; Năm sản xuất;
  • Trong quá trình thu hoạch giống, chủ nguồn giống phải lập sổ cập nhật các số liệu sau:
    • Đối với hạt giống:
      • Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống.
      • Khối lượng hạt nhập kho sau khi đã phơi sấy và tinh chế.
    • Đối với giống vô tính:
      • Số hom hoặc số bình cấy (mô) của từng dòng đưa vào nhân giống.
      • Số cây giống vô tính đã nhân thành công của từng dòng đang được nuôi dưỡng.
  • Khi xuất bán các loại vật liệu giống, chủ nguồn giống có trách nhiệm:
    • Lập phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng theo mẫu của Bộ Tài chính, ghi rõ khối lượng của từng nguồn giống (đối với hạt giống), số hom, số bình mô hoặc số cây con của từng dòng kèm theo mã số của nguồn giống/dòng để giao cho khách hàng và lưu tại đơn vị;
    • Bản sao chứng nhận nguồn gốc của lô giống của lô giống bán cho khách hàng;
    • Ghi chép cập nhật vào sổ theo dõi. Bản lưu phiếu xuất kho, hóa đơn tài chính và sổ theo dõi là chứng từ giải trình trong các kỳ thanh tra, kiểm tra.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo