Thủ Tục Xin Cấp GCN Kiểm Dịch Thực Vật Tái Xuất Khẩu 2024

Theo quy định, doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký và kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch về hoạt động kiểm dịch thực vật. Đối với việc tái xuất khẩu, doanh nghiệp phải xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu.               

 Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật.

Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp vận chuyển, quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Kiểm dịch thực vật được thực hiện đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và kiểm dịch thực vật nội địa, trừ trường hợp được miễn trừ kiểm dịch thực vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xuất khẩu bao gồm các hoạt động xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất khẩu lô vật thể. Đối với hoạt động xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu thực vật sẽ được tiến hành như trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu.

Thủ Tục Xin Cấp Gcn Kiểm Dịch Thực Vật Tái Xuất Khẩu 2020
Thủ Tục Xin Cấp Gcn Kiểm Dịch Thực Vật Tái Xuất Khẩu 2023

1. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu

  • Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu.
  • Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu.

2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu

  • Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  • Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định: Công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

  • Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
  • Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
  • Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu
  • Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu theo mẫu quy định cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

  • Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
  •   Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu
    • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu theo mẫu quy định.
    • Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu

3. Một số lưu ý đối với việc kiểm dịch thực vật thuộc trường hợp tái xuất khẩu.

  • Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
    • Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xử lý trong các trường hợp sau đây:
    • Vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ; vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
    • Vật thể phải xử lý để đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu;
    • Vật thể vô chủ, không rõ nguồn gốc.
  • Biện pháp xử lý bao gồm xông hơi khử trùng, xử lý nhiệt, xử lý hơi nước nóng, chiếu xạ, tái xuất, tiêu hủy, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các biện pháp khác.
  • Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương quyết định áp dụng biện pháp xử lý thích hợp, trừ các biện pháp về tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
  • Chi phí xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do chủ vật thể chi trả; trừ trường hợp vật thể vô chủ, không rõ nguồn gốc do ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí xử lý.

4. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

  • Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

Vật thể nhập khẩu được xác định có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập, lây lan và đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;

  • Vật thể xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
  • Khi các nguy cơ đã được khắc phục thì vật thể được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.

.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (807 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo