Thủ Tục Và Hồ Sơ Xin Giấy Phép Tổ Chức Lễ Hội Cập Nhật 2024

THIẾU MỞ BÀI

Thủ Tục Và Hồ Sơ Xin Giấy Phép Tổ Chức Lễ Hội Cập Nhật 2020
Thủ Tục Và Hồ Sơ Xin Giấy Phép Tổ Chức Lễ Hội Cập Nhật 2023

1. Nguyên tắc tổ chức lễ hội

  • Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
  • Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
  • Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
  • Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
  • Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm về giấy phép an ninh trật tự, ATXH, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
  • Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
  • Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
  • Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
  • Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
  • Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
  • Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Bước 2: Nộp và xử lý hồ sơ

Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội quy mô cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài

  • Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
    • Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
    • Các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội;
    • Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
  • Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
  • Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.

Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội quy mô cấp tỉnh

  • Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
    • Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
    • Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
    • Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
  • Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
  • Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.

3. Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

Tự hào là đơn vị hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục hành chính vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.

Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.

Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (221 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo