Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Để thực hiện việc chuyển khẩu hang hóa thì thương nhân, tổ chức cần nắm rỗ những quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục và hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh chuyển khẩu”

1. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát Hải quan;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 89);
2. Kinh doanh chuyển khẩu hang hóa là gì?
Chuyển khẩu hàng hóa là khái niệm được luật pháp nước ta quy định. Chuyển khẩu là hình thức hang hóa được mua từ một nước để bán sang một nước khác mà không phải làm các thủ tục về xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Việc chuyển khẩu hang hóa hiện nay được rất nhiều doanh nhân kinh doanh, nhưng với loại hình thức kinh doanh này thì nhà nước ta có những quy định riêng mà những doanh nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa nên tìm hiểu để tránh vi phạm pháp luật.
Phương thức chuyển khẩu có cơ sở pháp lý là hai hợp đồng riêng biệt gồm: Hợp đồng mua hang và hợp đồng bán hang.
Các hình thức thanh toán của phương thức chuyển khẩu thường là: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán theo hình thức tín dụng giáp lưng, thnh toán bảng hang cho đơn vị kinh tế Việt Nam.
3. Điều kiện kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
* Đối với Thương nhân Việt Nam
Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
* Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
* Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
4. Thủ tục và hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
Bước 2: Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ.
Bước 3: Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
- Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
- Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
- Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
- Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
- Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu;
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có):Không có.
Nội dung bài viết:
Bình luận