Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Thể Thao Vào Việt Nam (Cập nhật 2023)

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thể thao nổi tiếng đến từ các nước khác nhau, và dần trở nên phổ biến trên thị trường Việt Nam. Bắt kịp với xu hướng hội nhập của giới trẻ, Việt Nam đang càng mở rộng cho các hoạt động nhượng quyền để các thương hiệu được đến gần với người tiêu dùng Việt hơn. Nhận biết điều này, rất nhiều thương nhân đã lựa chọn loại hình hoạt động nhượng quyền để phát triển kinh doanh mà tiết kiệm thời gian xây dựng thương hiệu.

Cùng với đó, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn cách nhượng thương hiệu thể thao để thương hiệu của mình được lấn sân thị trường Việt Nam hơn. Bài viết này, ACC hướng dẫn quý khách hàng về thủ tục và điều kiện nhượng quyền thương hiệu thể thao và Việt Nam.

Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Thể Thao Vào Việt Nam
Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Thể Thao Vào Việt Nam

1. Nhượng quyền thương hiệu thể thao vào Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là phương thức kinh doanh, ở đó doanh nghiệp/cá nhân/tập thể cho phép người khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Tổ chức/Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là bên nhượng quyền. Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là bên nhận nhượng quyền.

Nhượng quyền thương hiệu thể thao

Cá nhân/Tổ chức sở hữu thương hiệu thể thao cho phép cá nhân/tổ chức khác sử dụng thương hiệu của mình để kinh doanh tại Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền và có đăng ký theo quy định pháp luật. Hợp đồng này là hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

2. Phân loại nhượng quyền

Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 hình thức cơ bản và được áp dụng phổ biến như sau:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: bên nhượng quyền chuyển nhượng đầy đủ hệ thống, bao gồm: chiến lược, quy trình vận hàng, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo…; bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.

Thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp.

3. Lợi ích của việc nhượng quyền thương mại

Để giảm rủi ro khi kinh doanh, nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận quyền thương hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh, thương hiệu đã thành công trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình của bạn có độ tin cậy cao và một nguồn khách hàng thân thiết.

Hơn nữa, tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên… giúp kinh doanh hiệu quả. Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Chính sách này sẽ giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng tồn tại những nhược điểm nhất định như: phát triển một thương hiệu không phải của riêng mình, các ràng buộc về pháp lý, chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đồng thời, mô hình của bạn cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.

4. Điều kiện của bên nhượng quyền hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

  • Thương nhân được cấp phép quyền thương mại khi hệ thống dự định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã hoạt động được ít nhất 01 năm;
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
  • Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh được nhượng quyền không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, hoặc trường hợp hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

5. Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền

Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên, cũng như đảm bảo sự phát triển đồng nhất của các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam. Sau đây một số lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:

  • Hợp đồng nhượng quyền phải được soạn thảo theo quy định của Nghị định 35/2006/NĐ-CP;
  • Quy định Giá cả, chi phí bao gồm: phí nhượng quyền ban đầu, phí đào tạo nhân viên, quản lý, phí trang thiết bị, mặt bằng (nếu có);
  • Bên nhượng quyền nhượng đồng thời hỗ trợ tư vấn cho bên nhận nhượng quyền: hỗ trợ tư vấn, chi phí nội thất, thiết kế không gian, hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên
  • Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.

5. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu thể thao vào Việt Nam

1. Thành phần hồ sơ

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại đối với thương hiệu thể thao từ nước ngoài theo mẫu Thông tư 09/2006/TT-BTM (bản chính);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận (bản sao công chứng, chứng thực được hợp pháp hóa);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp (hay còn gọi là thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại)
  • Các tài liệu nêu trên, các báo cáo, tài liệu khác đính kèm hồ sơ nếu được làm tại nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp hồ sơ.

2. Thủ tục đăng ký

Bước 1: Cá nhân/tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo thành phần hồ sơ nêu trên và nộp tại bộ phận tiếp nhận của Bộ Công thương

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

  • Hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy đinh. Thương nhân thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo thông báo, khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ trao giấy biên nhận.
  • Hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận trao giấy biên nhân cho người nộp. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương có trách nhiệm vào sổ hoạt động thương mại và thông báo cho thương nhân biết. Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Người nộp hồ sơ đến trực tiếp cơ quan thụ lý nhận kết quả.

7. Lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu, uy tín, chất lượng trong mọi hoạt động dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
  • Hướng dẫn tận tình, tư vấn chi tiết mọi hồ sơ thủ tục mới nhất theo yêu cầu của khách hàng;
  • Trực tiếp hỗ trợ soạn hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương hiệu;
  • Khách hàng không phải di chuyển nhiều, ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo và nộp hồ sơ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1099 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo