Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Sushi Vào VN 2023

Hiện nay, món ăn Nhật Bản trên thị trường Việt Nam đang rất thịnh hành và nhiều người quan tâm. Trong đó món ăn nổi tiếng nhất phải kể đến sushi Nhật Bản. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao, vì thế kinh doanh sushi là một lựa chọn khôn ngoan. Nhượng quyền thương hiệu shushi là hình thức được nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh lựa chọn. Công ty ACC xin tư vấn đến khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục và điều kiện nhượng quyền thương hiệu sushi vào Việt Nam qua bài viết sau.

Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Sushi Vào VN
Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Sushi Vào VN

Sushi là món ăn truyền thống tượng trưng cho văn hoá ẩm thực Nhật Bản. Được làm từ cơm trộn giấm kết hợp với các loại thịt, cá, hải sản, rong biển và rau củ tươi ăn kèm với mù tạt, gừng ngâm và nước tương Nhật Bản. Dưới bàn tay khéo léo và sáng tạo của các đầu bếp, hiện nay sushi có đến trăm món khác nhau.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (franchising) không còn xa lạ và hiện đang là xu thế kinh doanh mới. Hiện nay, đã có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền của các thương hiệu tại Việt Nam và thành công thông qua mô hình này. Và nhiều người cũng có thu nhập khá cao từ mô hình kinh doanh này với chi phí đầu tư thấp và thương hiệu có sẵn.

1. Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu:

Nhượng quyền thương hiệu là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hang hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận.

Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền, còn bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền

2. Điều kiện để nhượng quyền thương hiệu Sushi:

  1. Kinh doanh nhà hàng sushi dưới hình thức nhượng quyền thương mại cần nhiều chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, chi phí bản quyền, chiết khấu phần trăm doanh thu và các khoản phí khác. Con số này không hề nhỏ.
  2. Trước khi đàm phán kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền luôn yêu cầu bên nhận quyền phải có kiến thức cốt lõi và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh khác.
  3. Bên nhượng quyền sẽ chuẩn bị sẵn phần thiết kế nhà hàng, nhà bếp, lên thực đơn, chia sẻ công thức chế biến, đào tạo đội ngũ nhân viên, những chiến lược marketing… cho bên nhận quyền. Bởi vậy nhượng quyền thường được xem là chìa khóa khởi động việc kinh doanh nhà hàng.
  4. Tính nhất quán là yếu tố then chốt để nhận diện thương hiệu của các nhà hàng nhượng quyền. Do đó, kinh doanh nhà hàng dạng nhượng quyền đều phải tuân theo quy tắc riêng mà bên nhượng quyền đề ra về trang trí nhà hàng, đồng phục, cách thức làm việc và thái độ phục vụ của nhân viên, nguồn nguyên liệu được phép sử dụng, quy cách chế biến và bày biện món ăn…
  5. Bên nhận nhượng quyền không được phép tự do sáng tạo trong các món ăn hay thiết kế, trang trí nhà hàng, bởi họ buộc phải tuân thủ nguyên tắc mà bên nhượng quyền đã đặt ra trước khi ký hợp đồng.
  6. Kinh doanh nhà hàng sushi còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hóa vùng miền, khí hậu, khẩu vị, thói quen sinh hoạt và thu nhập của người dân tại khi vực định mở nhà hàng, nên dù kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền bạn vẫn cần chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh cụ thể.

3. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu sushi:

Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).

Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này.

2) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

3) Bản gốc văn bằng bảo hộ.

4) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung.

5) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)

6) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

4. Dịch vụ tư vấn thủ tục nhượng quyền thương hiệu của công ty ACC:

Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động đem về nhiều lợi ích kinh tế cho các bên trong hợp đồng nhượng quyền, tuy nhiên, thủ tục pháp lý nhượng quyền thương mại đòi hỏi sự am hiểu pháp luật chuyên ngành về doanh nghiệp, giấy phép và sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, hầu hết các thương nhân đều không thể tự mình thực hiện thủ tục này.

Công ty ACC là tổ chức hỗ trợ pháp lý chuyên sâu cho các thương nhân về doanh nghiệp, giấy phép và sở hữu trí tuệ hoạt động theo quy định pháp luật, chúng tôi có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn đại diện khách hàng thực hiện những công việc cần thiết khi muốn nhượng quyền thương hiệu. Chúng tôi cung cấp dịch vụ từ A – Z cho các khách hàng muốn thực hiện thủ tục thành công trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý và nhiều chương trình ưu đãi kèm theo.

Nếu bạn cảm thấy việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ nhượng quyền thương hiệu quá sức với mình có thể nhờ sự trợ giúp của các luật sư, chuyên viên của ACC. Chúng tôi sẽ:

  • Giúp khách hàng tư vấn và xác minh về chủ sở hữu văn bằng trước khi thực hiện chuyển nhượng.
  • Tư vấn, đánh giá các giá trị thực của nhãn hiệu trước khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu.
  • Tư vấn các quy định của pháp luật cũng như điều kiện để doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện các thủ tục nhượng quyền thương hiệu.
  • Giúp khách hàng hiểu rõ và có biện pháp xử lý khi có tranh chấp nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình chuyển nhượng nhãn hiệu.
  • Tư vấn giải thích các quy định và tiến hành soạn hồ sơ và hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

5.Những câu hỏi thường gặp

5.1 Tại sao nên chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sushi?

Nhượng quyền thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho chủ thương hiệu và các đối tác nhượng quyền, theo đó:
- Đối với chủ thương hiệu: chủ thương hiệu sẽ nhận được các lợi ích sau:
+ Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
+ Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.

- Đối với đối tác nhượng quyền: đối tác nhượng quyền sẽ nhận được lợi ích sau:
+ Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
+ Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
+ Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa.

5.2 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhượng quyền sushi?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Bộ Công thương.

5.3 Tại sao nên lựa chọn ACC khi cần hỗ trợ pháp lý về nhượng quyền thương hiệu?

Bạn sẽ được tư vấn về các thủ tục cần thiết khi mở cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, được trợ giúp về mặt hồ sơ cũng như việc nộp các giấy tờ, thủ tục mà không cần phải đi lại nhiều vì bên chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục luật định và gửi lại cho quý khách hàng các giấy tờ kinh doanh tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được sự tư vấn của ACC về các kinh nghiệm, các vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng nhượng quyền nói chung hay là cửa hàng nhượng quyền của sushinói riêng để có thể bắt đầu việc thực hiện kinh doanh có hiệu quả, nhanh chóng và ít rủi ro nhất có thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (832 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo