Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Fast Food Vào VN

Fastfood là một từ tiếng Anh mang nghĩa là “thức ăn nhanh”. Đây là tên gọi chung của các loại thức ăn được chế biến và phục vụ cho người ăn một cách nhanh chóng. Bất kỳ món ăn hay bữa ăn nào được phục vụ nhanh chóng đều có thể được xem là Fastfood. Fastfood là những thức ăn không mất quá nhiều thời gian chế biến, tiện lợi, có thể vừa ăn vừa nói chuyện, làm việc, học tập, thậm chí vừa đi vừa ăn. Điều này phù hợp với lối sống hiện đại của thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam hiện nay, thị trường kinh doanh fast food càng trở nên nóng hơn với sự tham gia nhượng quyền thương mại của Jollibee, Lotteria, KFC, Burger King,… Vậy thủ tục và điều kiện nhương quyền thương hiệu fast food vào Việt Nam cần gì?

Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Fast Food Vào VN
Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Fast Food Vào VN

Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu tận hưởng cuộc sống của mọi người ngày càng tăng cao. Du lịch nghỉ dưỡng hay ăn uống sẽ vẫn tiếp tục được nhiều người lựa chọn trải nghiệm, bao gồm cả tìm đến fast food, nhất là những người trẻ hiện nay. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thuong hiệu fast food không còn lạ lẫm ở nước ta, khả năng cạnh tranh là rất lớn. Muốn kinh doanh hiệu quả và thành công nhất định phải hiểu thị trường và có định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp; đồng thời, không ngừng cải tiến để phục vụ tốt nhất thị hiếu của khách hàng.

Nhượng quyền thương hiệu fast food là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Đối với Bên nhượng quyền thì cần điều kiện sau: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu fast food vào Việt Nam

  • Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
  • Bộ Thương mại là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng thương hiệu fast food vào VN

2. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng thương hiệu fast food vào Việt Nam

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

3. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng thương hiệu fast food vào Việt Nam

Bên dự kiến nhượng quyền thương hiệu fast food vào Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên

Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Thương mại). Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối

Lưu ý: Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1009 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo