Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Cà Ri Vào Việt Nam

Với chính sách mở cửa của nhà nước ta hiện nay đã tạo nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tìm được hình thức kinh doanh nào đảm bảo tiêu chí không những phải đạt lợi nhuận cao, mà còn  đạt được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, vừa phát triển nhanh thị trường, và mở rộng đươc thị phần mới có thể đứng vững trên thị trường. Một trong những giải pháp hiệu quả được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn hiện nay là hình thức kinh doanh nhượng quyền. Đã có một số các thương hiệu đang được nhượng quyền kinh doanh thành công, như: Gà rán Kentucky (KFC), cafe Milano,trà sữa toctoco…. Và môt trong đó không thể kể đến thương hiệu Cà ri. Nhưng để được có mặt tại thị trường Việt Nam thì thương hiệu Cà ri cần đáp ứng được những điều kiện cụ thể theo quy định của Pháp luật.  Chính vì thế ACC xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ pháp lý “ Thủ tục và điều kiện nhượng quyền thương hiệu Cà ri vào Vịệt Nam”.

Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng  Quyền Thương Hiệu Cà Ri Vào Việt Nam
Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng  Quyền Thương Hiệu Cà Ri Vào Việt Nam

1. Khái niệm

  1. Khái niệm thương hiệu:  theo cách hiểu đơn giản thì “Thương” là buôn bán, “Hiệu” là dấu hiệu để  nhận biết và phân biệt. Như vậy  “Thương hiệu”  là dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp được sử dụng để nhận biết một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường.
  2. Khái niệm nhượng quyền thương hiệuhay được gọi là Franchise, là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu / tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Trong một khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính hoặc có thể là một khoản chi phí, đôi khi là phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.
  3. Nhượng quyền thương hiệu Cà ri vào Việt Nam: Là hình thức kinh doanh mà cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài chuyển nhượng thương hiệu Cà ri, có quyền sử dụng toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất/ kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm. Trong một thời gian và ràng buộc nhất định.

 

2. Phân loại nhượng quyền thương hiệu :

Hiện nay nhượng quyền thương hiệu là một loại hình kinh doanh rất được ưa chuộng bởi ưu thế mô hình thương đối linh hoạt. Theo đó bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Dựa vào các yếu tố khách nhau như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, mô hình tiếp thị, hoạt động, quan hệ ... Tuy nhiên có 4 loại hình nhượng quyền chính đang được áp dụng hiện nay đó là:

-           Nhượng quyền toàn diện (Full business format franchise), theo đó bên nhận nhượng quyền được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, có quyền sử dụng toàn hộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất/ kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ đào trong giai đoạn đầu và về sau

  • Nhượng quyền không toàn diện (Non-business format franchise), bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise). Bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền bên cạnh việc chuyển nhượng quyền thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh.
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise) là tham gia dưới dạng đầu tư vốn liên doanh nhằm mục đích trực tiếp tham gia kiểm soát  hệ thống.
  • Trong những loại hình nhượng quyền thương hiệu này thì mô hình nhượng quyền thương hiệu toàn diện là mô hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhượng quyền thương hiệu.

3. Điều kiện nhượng quyền thương hiệu Cà ri vào Việt Nam.

  • Có đăng ký kinh doanh phù hợp đúng theo quy định.
  • Đã đăng ký và nhận được sự bảo hộ thương hiệu của cơ quan chức năng.
  • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm
  • Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh được nhượng quyền không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

=> Theo đó để được nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam thì thương hiệu Cà ri phải đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm và là một mặt hàng thực phẩm được phép kinh doanh, không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Bên cạnh đó để đáp ứng điều kiện nhượng quyền thì thương hiệu Cà ri phải hoạt động ít nhất một năm và đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

4. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam

Với thương hiệu Cà ri khi vào Việt Nam cần thực hiện thủ tục nhượng quyền như sau:

Bước 1: Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II – Thông tư 09/2006/TT-BTM;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu Phụ lục III – Thông tư 09/2006/TT-BTM;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhhoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Công thương.

Trình tự thủ tục:

  • Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì ghi giấy biên nhận cho thương nhân.
    • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng tối đa 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương sẽ thông báo bằng bản để thương nhân sửa chữa, bổ sung hồ sơ.
  • Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương có trách nhiệm vào sổ hoạt động thương mại và thông báo cho thương nhân biết. Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

  1. Hình thức:Văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  2. Nội dung:Các bên tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Nội dung của quyền thương mại;
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền;
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền;
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Như vậy để tiến hành hoạt động nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền thương hiệu Cà ri từ nước ngoài vào Việt Nam phải đăng ký Hợp đồng nhượng quyền, Bản nhượng quyền và bản giới thiệu nhượng quyền tại Bộ Công Thương. Trong bản hợp đồng nhượng quyền đấy phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và có trách nhiệm tuân thủ để cùng bên chuyển nhượng quyền phát triển tránh rủi ro về mặt tài chính và hoạt động kinh doanh.

5. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhượng quyền thương hiệu được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu để có thể đứng vững trong thị trường khốc liệt hiện nay. Tuy nhiên trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại các doanh nghiệp cần lưu ý những rủi ro như sau:

  • Bên nhận nhượng quyền không tôn trọng những cam kết và nghĩa vụ trong hợp đồng nhượng quyền có những hành vi ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền, ví dụ như pha công thức không đúng như ban đầu;
  • Rủi ro về hoạt động chuỗi cung ứng không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu;
  • Không phù hợp với văn hóa bản địa do khác biệt lãnh thổ là một trong những rủi ro cần tính trước khi nhượng quyền thương hiệu.

Cho đến nay nhượng quyền thương hiệu không còn là một khái niệm xa lạ, đã có rất nhiều thương hiệu vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ thông qua hình thức này. Thông qua bài viết với chủ đề “Điều kiện và thủ tục nhượng quyền thương hiệu Cà ri vào Việt Nam” ACC mong rằng những chia sẽ trên đây sẽ giúp ích được cho quý đọc giả.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (360 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo