Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Ngọt Vào VN

Mở cửa hàng bánh ngọt để kinh doanh luôn là mơ ước và hướng đi của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có đam mê với bánh ngọt và kinh doanh bánh ngọt. Tuy nhiên, không phải cứ đam mê, có mơ ước là sẽ thành công. Do đó, hình thức nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN đang là sự lựa chọn mà nhiều người đang hướng tới. Vậy hình thức nhượng quyền thương hiệu hay còn được biết là franchise là gì và tại sao mọi người hiện nay lại đang khá ưa chuộng hình thức kinh doanh này.

ACC xin giới thiệu đến bạn thủ tục và điều kiện nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN như sau:

Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ – CP thì điều kiện, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (Franchise) từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:

Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Ngọt Vào VN
Thủ Tục Và Điều Kiện Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Ngọt Vào VN

1. Franchise - Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

2. Tại sao cần phải nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Chi phí để mở một cửa hàng mới hoàn toàn là rất lớn, nhưng nếu quyết định nhượng quyền thì chi phí này sẽ được san sẻ với bên đối tác và công ty. Hơn nữa khi nhượng quyền, nhất là các thương hiệu lớn nước ngoài. Điều này mang đến tình huống win - win cho các chủ nhượng quyền và các doanh nghiệp nhận nhượng quyền. Tiếng tăm của các chủ nhượng quyền đem lại khách hàng, và các bên nhận nhượng quyền sẽ giúp bên cung cấp nhượng quyền tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các thị trường khác dễ dàng hơn.

3. Điều kiện đối với bên nhượng quyền thương mại.

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

4. Điều kiện đối với Bên nhận quyền

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

5. Đăng ký nhượng quyền thương mại:

  • Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
  • Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Bộ Công thương là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;

Trách nhiệm của cơ quan đăng ký:

a) Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thời gian và các thủ tục hành chính đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân khi hồ sơ của thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 09/2006/TT-BTM;
c) Đảm bảo thời gian đăng ký theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 09/2006/TT-BTM;
d) Thu, trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
đ) Đưa và cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Công Thương trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, xoá đăng ký, chuyển đăng ký hoặc từ ngày nhận được thông báo của thương nhân về việc thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
g) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền và thực hiện xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong những trường hợp được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

6. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

7. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:

  • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công thương.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

8. Dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN của ACC

Thủ tục nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN là một thủ tục phức tạp, cần nhiều bước và các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Nhằm hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN nhanh chóng và an toàn, đảm bảo thành công cao. ACC xin cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN, bằng những kinh nghiệm của mình, ACC đảm bảo thực hiện thủ tục nhanh chóng - tin cậy.

Dưới đây là quy trình mà ACC sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu bánh ngọt vào VN như sau:

  1. Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể tùy theo tình trạng thực tế của bạn.
  2. Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện, chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
  3. ACC tiến hành soạn hồ sơ cho doanh nghiệp khi đã nhận đủ các hồ sơ doanh nghiệp cung cấp
  4. Thay mặt nộp hồ sơ lên Cơ quan tiếp nhận và báo cáo tiến độ cho doanh nghiệp.
  5. Bàn giao và thanh lý hợp đồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (426 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo