Kinh doanh phòng khám răng hàm mặt là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ từ Bộ y tế, Sở y tế. Thủ tục mở phòng khám là thủ tục bắt buộc khi cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập các chuyên khoa, cụ thể là răng hàm mặt. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục và điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt Hải Phòng”

Thủ tục và điều kiện mở phòng khám răng hàm mặt Hải Phòng
1. Cơ sở pháp lý
- Luật khám bệnh chữa bệnh 2009
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cơ sở khám bệnh chữa ;
- Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề người hành nghề;
2. Thông tin mã ngành về lĩnh vực răng hàm mặt
- Kinh doanh nha khoa có mã ngành là 86202, lĩnh vực này bao gồm:
- Kinh doanh nha khoa trong trạng thái chung hay đặc biệt như là: nha khoa dành cho trẻ em, khoa răng, khoa nghiên cứu về những bệnh răng miệng.
- Việc hoạt động kinh doanh đối với những phòng khám nha khoa.
- Các hoạt động về chăm sóc răng miệng, tư vấn.
- Các hoạt động về việc phẫu thuật trong nha khoa.
- Hoạt động đối với việc chỉnh lại răng.
- Ngoại trừ việc sản xuất hàm răng giả, răng giả và những thiết bị của phòng nha khoa dùng để lắp răng giả. Tất cả sẽ thuộc vào ngành sản xuất dụng cụ, thiết bị nha khoa, y tế có mã là 32501.
3. Điều kiện để mở phòng khám răng hàm mặt Hải Phòng
- Bác sỹ muốn mở phòng khám ngoài giờ phải thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa hoặc đa khoa.
- Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký, có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó, lý lịch không có án tích đáp ứng đủ điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
- Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân
- Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải hành nghề liên tục trong 2 năm đến ngày xin giấy phép mở phòng khám ngoài giờ, nếu không hành nghề thì phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa.
4. Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài) tùy thuộc vào quy mô của từng phòng khám nha khoa (Bản sao hợp lệ);
- Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (Bản sao hợp lệ);
- Danh sách đăng ký người hành nghề của phòng khám (theo mẫu);
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám (theo mẫu);
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn (theo mẫu);
- HĐ thu gom rác thải rắn;
5. Thủ tục mở phòng khám răng hàm mặt Hải Phòng
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở Y tế nơi đặt địa điểm phòng khám (đối với những tỉnh, thành phố có bộ phận một cửa) hoặc tại Trung tâm hành chính công của tỉnh (đối với những tỉnh, thành phố chưa có bộ phận một cửa). Đối với thủ tục này các bạn có thể lựa chọn việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện nhưng thông thường bạn nên đến nộp trực tiếp để được chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và tư vấn;
- Bước 2: Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của bộ hồ sơ, chuyên viên một cửa sẽ gửi lại cho bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ chuyên viên sẽ ra Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ và liên hệ với bạn, thông thường trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng và tối đa là 3 tháng kể từ ngày ra Thông báo bạn có nghĩa vụ bổ sung hồ sơ.
Nếu quá thời hạn trên mà các bạn không bổ sung hồ sơ thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất lệ phí hành chính nhà nước đã nộp.
- Bước 3: Nếu trong thời hạn quy định bạn kịp thời bổ sung hồ sơ chuyên viên một cửa sẽ gửi lại bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả mới;
Sở Y tế sẽ tổ chức một đoàn thẩm định xuống thẩm định cơ sở vật chất thực tế của phòng khám,
6. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc Sở Y tế Cần Thơ
7. Cơ quan có thẩm quyền
- Bộ Y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
- Sở Y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám chữa bệnh có trụ sở đóng trên địa bàn mình quản lý
8. Thời gian cấp giấy phép
Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Răng Hàm Mặt cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dịch vụ mở phòng khám vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau
Nội dung bài viết:
Bình luận