Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Đà Nẵng (Cập nhật 2024)

Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Mật độ dân số ở đây khá cao, theo số liệu tính đến ngày 01/4/2019 là 828 người/km2.

Vậy nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại Đà Nẵng cùng các địa phương lân cận là rất lớn và ngày càng có nhiều phòng khám tư được mở ra. Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa là thủ tục bắt buộc khi cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, đặc biệt là chuyên khoa Nhi. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được thủ tục và điều kiện mở phòng khám chuyên khoa nhi tại Đà Nẵng nhé!

Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Đà Nẵng
Thủ Tục Và Điều Kiện Mở Phòng Khám Chuyên Khoa Nhi Đà Nẵng

 Thủ tục và điều kiện mở phòng khám chuyên khoa nhi Đà Nẵng

1. Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa Nhi tại Đà Nẵng

Đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Sau khi thành lập doanh nghiệp như điều 1 trên, phải xin thêm giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

1. Cơ sở vật chất:

Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

2. Thiết bị y tế:

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

3. Nhân sự:

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Về đối tượng được thành lập phòng khám tư nhân

  • Theo quy định, bác sĩ bệnh viện công vẫn được phép mở phòng khám tư nhân chuyên khoa Nhi.
  • Tuy nhiên, bác sĩ bệnh viện công không được phép đứng ra thành lập, quản lý các bệnh viện tư nhân hoạt động theo hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa Nhi tại Đà Nẵng

Để được thành lập một phòng khám tư nhân chuyên khoa Nhi, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh, kinh doanh ngành nghề khám chữa bệnh.

  • Bạn nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Ủy ban nhân dân quận huyện nơi bạn đăng ký thường trú.
  • Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được nộp hợp lệ.

Bước 2. Xin Giấy phép hoạt động.

Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại Sở y tế Hà Nội (địa chỉ: 24 Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng) , gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định;
  • Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;
  • Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Quyết định bổ nhiệm Người chịu trách nhiệm chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Các tài liệu cần thiết khác (nếu có).

Thời gian giải quyết:

  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động:
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
  • Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục và điều kiện mở phòng khám chuyên khoa nhi tại Đà Nẵng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (724 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo