Muối là hợp chất, có thành phần chính là Natri Clorua (công thức hóa học: NaCl), được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối. Khai thác muối bao gồm các hoạt động khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất.. Sau đay là thủ tục và điều kiện khai thác muối
Đất nước ta không có mỏ “muối mỏ” nào nhưng sát với nước ta như Lào và Thái Lan đều có. Việt Nam chủ yếu khái thác muối bằng nước biển chứ không có mỏ trong lòng đất. Ở Việt Nam vùng ven biển miền Trung và miền Nam nghề làm muối dùng phương pháp phơi nước. Người dân thường đào ao hoặc hồ cạn làm "đùng" Cạnh bên đùng thì làm hai cấp sân, thấp dần khoảng 15 cm. Mỗi sân đều san phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn; mỗi ô là 4 m x 10 m. Đó là ruộng muối. Khi làm muối thì tát nước từ đùng lên sân trên cho đầy. Ruộng trên là "ruộng chịu" dùng để tăng nồng độ nước muối. Đợi khoảng năm ngày nắng ráo thì tháo nước mặn cho trút xuống sân dưới, gọi là "ruộng ăn" nơi muối bắt đầu kết tinh. Mỗi khi sân dưới gần cạn nước vì nước bốc hơi thì lại châm thêm nước từ ruộng chịu ở trên xuống ruộng ăn ở dưới. Cứ châm liên tiếp năm ngày đến khoảng một tháng tùy theo độ ẩm không khí thì nước sẽ cạn và muối đóng thành hột. Người làm muối theo đó gạt muối lên, người Việt gọi là "cào muối" đánh thành gò cho khô thì xúc lên đem bán. Công thức làm muối bằng ruộng muối ở miền Bắc Việt Nam có phần khác, nặng phần công hơn, còn gọi là phương pháp phơi cát. Cách này có thể khắc phục được phần nào thời tiết bất thường, không thể phơi nước được. Thay vì chỉ dùng ánh mặt trời làm nước bốc hơi, ruộng muối ở miền Bắc có công đoạn dùng cát mịn, đã sàng lọc kỹ, đem hòa nước biển vào cho thật ngấm nước mặn xong đem lớp cát đó, trải ra khoảnh đất phẳng, dùng nắng mặt trời phơi khô để muối kết tinh trên hạt cát. Diện tích phơi cát đây không hẳn là ruộng mà là sân rộng.
Có thể thấy, sản phẩm muối là thực phẩm không thể thay thế trong bữa ăn hàng ngày của con người và là thực phẩm lí tưởng nhất để bổ sung i-ốt cho người dân. Đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu trong phòng và chống bệnh bướu cổ - căn bệnh dẫn đến thiểu năng trí tuệ và ảnh hưởng đến tố chất giống nòi của các thế hệ mai sau. Không những thế, muối còn là nguồn nguyên liệu quan trọng không giới hạn để sản xuất các hóa chất cơ bản là NaCl và Sô đa tổng hợp, hai sản phẩm này lại là nguyên liệu đầu vào của hàng nghìn ứng dụng cho sản xuất và tiêu dùng khác. Các chuyên gia phân tích cho biết, số lượng sử dụng và tăng trưởng hàng năm của nguồn nguyên liệu này là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Nước ta được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất muối, với chiều dài bờ biển 3.260 km (không kể các đảo) kéo dài từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, cùng khí hậu nhiệt đới, nước biển nóng, có độ mặn cao (từ 3,2-3,5%). Tổng trữ lượng muối của nước ta khoảng 120-130 tỷ tấn muối...
1. Điều kiện để khai thác muối
1. Về hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất:
- Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước
- Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện
- Nước sử dụng để rửa, sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
- Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
2. Sản phẩm muối lưu thông phải đảm bảo chất lượng
- Các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh muối phải công bố hợp chuẩn, hợp quy chất lượng muối phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm muối thực phẩm, muối tinh, muối công nghiệp theo quy định.
- Sản phẩm muối khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng theo công bố hợp chuẩn, hợp quy đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có bao bì, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm (trừ muối công nghiệp).
- Việc bổ sung tăng cường vi chất i-ốt, gia vị, phụ gia hoặc dược liệu vào sản phẩm muối dùng cho ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Quảng cáo sản phẩm hàng hóa muối, muối tăng cường vi chất i-ốt thực hiện theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các cơ sở khai thác sản xuất, chế biến, kinh doanh muối phải thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, người lao động trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
2. Thủ tục khai thác muối
Sau đây là thủ tục thành công ty khai thác muối (Quy trinh cập nhật 2022):
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty khai thác muối
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Hiện nay, có rất nhiều các loại hình công ty/ doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty khai thác muối cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó có thể xác định và chọ lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình, với tầm phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, đó là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Công ty cổ phần
2. Chuẩn bị bản sao công chứng các giấy tờ sau:
Bản sao thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn/ các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
3. Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, chúng ta truy cập vào đường link sau để kiểm tra: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
- Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,...
4. Lựa chọn vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
5. Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty (nên là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc).
6. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Bước 2. Tiến hành thành lập công ty khai thác muối:
Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần)
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ qua mạng điện tử.
- Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
- Hồ sơ hợp lệ thì nhận giấy biên nhận và chờ kết quả. Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả.
- Hồ sơ chưa hợp lệ thì tiến hành bổ sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu, nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.
- Nộp hồ sơ doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, scan toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc sử dụng Tocken (chữ ký số) để nộp hồ sơ qua mạng. Nhập dữ liệu vào phần kê khai thành lập doanh nghiệp và tải hồ sơ đã scan lên và nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ được thông báo hồ sơ hợp lệ và đưa tất cả hồ sơ gốc đã chuẩn bị đến bộ phận một cửa thuộc Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ cần tiến hành sửa đổi bổ sung theo yêu cầu, nộp lại và chờ kết quả.
Lưu ý: Trường hợp ủy quyền đi nộp hồ sơ phải có giấy ủy quyền.
Bước 3. Thủ tục làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
Đây là bước cuối cùng trong quá trình thành lập công ty khai thác muối:
- Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu công ty và gửi thông báo mẫu dấu về phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc nộp thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử trên trang cổng thông tin điện tử quốc gia.
- Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
- Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
- Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
- Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.
Nội dung bài viết:
Bình luận