Hiện nay trên thực tế, nhiều gia đình vì lý do cá nhân như đi làm xa, muốn con có môi trường sống và sinh hoạt tốt hơn nên muốn tiến hành thủ tục ủy quyền nuôi con cho người khác. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ được các quy định về vấn đề này, cũng như thủ tục thực hiện. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thể giải đáp những thắc mắc trên.
Thủ tục uỷ quyền nuôi con
1. Tại sao cần phải làm thủ tục ủy quyền nuôi con cho người khác?
Bất cứ người làm cha làm mẹ nào trên thực tế cũng đều muốn tự bản thân họ sẽ nuôi dưỡng chăm lo, dạy dỗ con cái để có thể tạo những điều kiện tốt nhất cũng như có được môi trường học mang tính hội nhập hơn cho con mình. Tuy nhiên vì một số lý do khách quan, có không ít bậc phụ huynh lực chọn thực hiện thủ tục ủy quyền nuôi con cho người khác. Thông thường các cặp vợ chồng sẽ gửi con của mình sống cho:
- Người thân trong nước hoặc ngoài thân ở nước để tạo điều kiện học tập sinh sống tốt hơn cho con.
- Cho họ hàng người thân ruột thịt như ông, bà nuôi cháu, chú, dì, chú, bác,… trong trường hợp phải làm ăn ở xa, không thể nào đủ điều kiện có thể ở bên con, chăm sóc con, quan tâm con. Hoặc nơi làm ăn không đảm bảo được
Tuy nhiên, người đang nuôi dưỡng chăm sóc không phải là người cha, người mẹ hoặc người giám hộ theo quy định pháp luật của cháu bé, cho nên đôi khi không đảm bảo được quyền lợi của con. Do đó việc thực hiện thủ tục ủy quyền nuôi con trong trường hợp này là cần thiết.
2. Có được tiến hành thủ tục ủy quyền nuôi con cho ông bà không?
Trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định nào liên quan tới vấn đề ủy quyền nuôi con hay thủ tục ủy quyền nuôi con cho ông bà, nên trong trường hợp nay ta có thể sử dụng Bộ luật dân sự 2015 để áp dụng. Theo đó ủy quyền nuôi con được hiểu là sự thỏa thuận giữa người mẹ và/hoặc người chồng (bên ủy quyền) với người khác (bên được ủy quyền), trong đó:
- Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc liên quan đến việc nuôi con nhân danh bên ủy quyền
- Bên ủy quyền sẽ chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận.
Thời hạn trong thủ tục ủy quyền nuôi con do các bên thỏa thuận với nhau, nếu không có thỏa thuận thì có hiệu lực 01 năm, kể từ ủy quyền.
Như vậy theo bộ luật dân sự thì bố mẹ có thể làm thủ tục ủy quyền nuôi con cho ông bà hoặc bất kỳ người nào nếu như có nhu cầu để chăm sóc, nuôi dưỡng thay mình. Trong đó thời gian, quyền lợi cũng như các vấn đề khác thì hai bên có thể thỏa thuận và làm hợp đồng cụ thể.
3. Thủ tục ủy quyền nuôi con sau khi ly hôn tại ACC Group.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ hướng dẫn thủ tục ủy quyền nuôi con cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ tài liệu, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục ủy quyền nuôi con khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về thủ tục ủy quyền nuôi con theo các quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay thì vấn đề này không còn xa lạ, tuy nhiên thì nhiều người vẫn chưa nắm rõ được các quy định pháp luật để có thể đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất cho con. Trong trường hợp nếu như vẫn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận