Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ [Chi tiết 2024]

Ủy quyền là việc mà tổ chức, cá nhân thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức, cá nhân khác, có quyền đại diện, nhân danh cho mình có thể đưa ra quyết định hay xác lập, thực hiện giao dịch hợp pháp. Vậy đối với ủy quyền làm sổ đỏ thì thực hiện những thủ tục gì và thực hiện như thế nào? Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ là trình tự bắt buộc thực hiện khi ủy quyền làm sổ đỏ. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin, mời các bạn cùng theo dõi

thu-tuc-uy-quyen-lam-so-do

Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ 

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật đất đai năm 2013
  • Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác

2. Có được ủy quyền làm sổ đỏ không?

Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”

Bên cạnh đó không có quy định nào của pháp luật cấm việc ủy quyền làm sổ đỏ. Như vậy, có thể ủy quyền làm sổ đỏ. Vậy thủ tục đó thực hiện như thế nào?

3. Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ

3.1. Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------- o0o -----------------

GIẤY ỦY QUYỀN

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

............... , ngày ...... tháng ...... năm 20....... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................... 

Số CMND: .................................  cấp ngày: ...........................  nơi cấp: ...............

Quốc tịch: ...................................................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên: ...................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................... 

Số CMND: .................................  cấp ngày: ...........................  nơi cấp: ...............

Quốc tịch: ...................................................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

...................................................................................................................

IV. CAM KẾT

-        Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

-        Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

...................................................................................................................

3.2. Hồ sơ ủy quyền làm sổ đỏ

khi thực hiện thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Mẫu Hợp đồng ủy quyền (giấy ủy quyền);
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền;
  • Sổ hộ khẩu của hai bên;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng); 
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan khác  theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ

Nội dung của hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ do các bên tự do thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như sau: Thông tin chi tiết của bên ủy quyền và bên được ủy quyền mua bán nhà đất; nội dung công việc, thời hạn ủy quyền; ủy quyền lại; quyền và nghĩa vụ của các bên; thù lao mà bên được ủy quyền nhận được, cách giải quyết tranh chấp,…

Do hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này có tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở nên theo quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng cần được lập thành văn bản, công chứng thì hợp đồng ủy quyền mới được coi là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Do đó, để công chứng hợp đồng ủy quyền, người ủy quyền phải chuẩn bị một số tài liệu như sau:

-Dự thảo hợp đồng ủy quyền;

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao các giấy tờ có liên quan khác.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Ngoài hợp đồng ủy quyền thì có cần phải ký kết thêm văn bản nào khác để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho bên nhận ủy quyền không?

Bởi chúng tôi chưa hiểu rõ nhu cầu của bạn, yêu cầu nhận ủy quyền của bên làm dịch vụ cho gia đình bạn nên chưa thể kết luận ngay có nên ký văn bản nào khác hay không. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý với bạn một số vấn đề sau đây:

- Nếu trong hợp đồng ủy quyền đã có đầy đủ thông tin, nội dung về công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, quyền/nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng ủy quyền và các điều khoản khác đảm bảo việc thỏa thuận giữa các bên đã thống nhất thì không cần thiết phải ký kết thêm bất kỳ loại văn bản nào khác;

- Nếu trong hợp đồng ủy quyền không có đầy đủ các nội dung về quyền, nghĩa vụ mà các bên mong muốn hoặc bạn vẫn cảm thấy chưa đủ để giảm thiểu rủi ro thì bạn có thể lựa chọn lập thêm một số văn bản tùy thuộc nhu cầu của mình như: Biên bản giao nhận tiền thù lao ủy quyền; Các văn bản xác nhận đã thực hiện công việc theo ủy quyền; Hợp đồng dịch vụ (trong đó mô tả các nội dung công việc dịch vụ thực hiện, mức thù lao được hưởng, mức phạt vi phạm…)

Thủ tục lập hợp đồng ủy quyền có công chứng nhờ người khác làm sổ đỏ thế nào?

Thủ tục để ký hợp đồng ủy quyền thực hiện các công việc cấp sổ đỏ có công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng 2014 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền

Hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền mà các bên cần chuẩn bị thường bao gồm:

- Giấy tờ tùy thân của các bên (căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu), giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của các bên (sổ hộ khẩu…);

- Giấy tờ chứng minh việc cấp sổ đỏ lần đầu của bên ủy quyền (hồ sơ đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận lần đầu, giấy tờ về thuế/phí của bên ủy quyền…);

- Dự thảo hợp đồng ủy quyền mà các bên đã thỏa thuận (nếu có);

- Các giấy tờ hợp pháp khác mà công chứng viên có yêu cầu cung cấp để xác định phạm vi ủy quyền mà các bên đã thỏa thuận;

Bước 2: Ký hợp đồng ủy quyền

Công chứng viên hướng dẫn các bên ký hợp đồng ủy quyền sau khi đã được nghe giải thích đầy đủ và các bên hoàn toàn đồng ý với nội dung các điều khoản có trong hợp đồng ủy quyền.

Bước 3: Nhận kết quả

Theo nhu cầu của các bên, công chứng viên sẽ lập, chứng nhận số lượng hợp đồng phù hợp.

Điều kiện ủy quyền?

Phải có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người có năng lực hành vi dân sự là người đủ 18 tuổi trở lên không bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng điều khiển hành vi dân sự. Là người có quyền là chủ sở hữu của đất đai được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Mẫu giấy ủy quyền bạn có thể tham khảo bên dưới. Theo đó thì văn bản ủy quyền hay có thể gọi là hợp đồng ủy quyền là  là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Phạm vi đại diện ủy quyền?

“Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

      Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu bạn đang gặp thắc mắc liên quan Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected] Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (264 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo