Muốn uỷ quyền để người khác vay vốn thì cần phải thực hiện những thủ tục nào theo qui định của pháp luật. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Thủ tục ủy quyền để vay vốn ngân hàng mời bạn tham khảo!
Thủ tục ủy quyền để vay vốn ngân hàng (cập nhật 2023)
1. Có thể ủy quyền cho người khác vay thế chấp không?
Căn cứ theo Điều 562 Luật dân sự 2015 thì việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Chính vì vậy khi bạn có hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu tài sản đảm bảo hoặc bạn viết hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền cho người khác để đi vay thế chấp thì người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng.
Tuy vậy, các ngân hàng thường muốn chủ sở hữu tài sản đảm bảo có mặt để vay thế chấp để hạn chế vấn đề rủi ro. Trên thực tế, có rất nhiều vụ lừa đảo đã xảy ra khi ủy quyền vay thế chấp dẫn tới nợ xấu. Khi nợ xấu xảy ra, bên chịu hậu quả nhiều khi là ngân hàng khi tiền mất mà tài sản đảm bảo lại không thể phát mãi do xảy ra tranh chấp.
2. Thủ tục ủy quyền vay thế chấp
- Nếu chủ sở hữu của tài sản thế chấp là 2 người trở lên, bạn cần có chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền. Sau khi có được xác nhận đồng ý, bạn mang hợp đồng đi công chứng và hoàn thiện thủ tục vay tiền theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn.
- Nếu 1 trong các chủ sở hữu tài sản thế chấp đã mất, bạn cần xác định ai là người thừa kế tài sản đảm bảo để xác nhận. Trong trường hợp có di chúc thì bạn cần có xác nhận đồng ý của những người sở hữu theo di chúc, còn không có di chúc thì bạn cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ/chồng, nếu vợ/chồng không còn thì sẽ là con cháu trực hệ…)
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, bạn chuẩn bị những giấy tờ sau để nhân viên tư vấn lập hợp đồng vay vốn:
- Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo (Giấy tờ xe, sổ đỏ…)
- CMND/hộ chiếu/căn cước công dân, Sổ hộ khẩu/KT3 của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
- Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân.
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng)
- Giấy tờ chứng minh thu nhập (HĐLĐ, bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà...)
3. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);
- Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng ủy quyền liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng ủy quyền mà pháp luật quy định phải có. Nếu bản sao trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính thì phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Thời gian giải quyết: Không quá 2 ngày làm việc; còn đối với yêu cầu công chứng phức tạp thì không quá 10 làm việc
4. Một số câu hỏi liên quan
Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền?
Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.
Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Thực hiện ủy quyền thì có được hưởng thù lao không?
Điều 585 BLDS 2015 quy định về quyền của bên được ủy quyền: “Người đại diện trong quan hệ ủy quyền có thể được hưởng lương, thù lao tùy theo thỏa thuận giữa các bên sau khi thực hiện công việc ủy quyền.”
Có thể ủy quyền cho người khác vay thế chấp không ?
Căn cứ theo Điều 562 Luật dân sự 2015 thì việc ủy quyền vay thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận. Chính vì vậy khi bạn có hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu tài sản đảm bảo hoặc bạn viết hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền cho người khác để đi vay thế chấp thì người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng.
5. Công ty luật ACC
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi cũng về Thủ tục ủy quyền để vay vốn ngân hàng cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Thủ tục ủy quyền để vay vốn ngân hàng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận