Trong bộ máy tổ chức nhà nước thì quyền lực được chia thành 3 nhánh là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó mỗi nhánh sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, cùng nhau thực hiện quản lý nhà nước. Vậy thủ tục tư pháp là gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Thủ tục tư pháp là gì?
Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Thủ tục tư pháp được hiểu là hoạt động quản lý hành chính nội bộ trong các cơ quan tư pháp như hoạt động quản lý hành chính, điều hành công việc nội bộ; quản lý công sản; tài chính ngân sách, văn thư giấy tờ. Thủ tục tư pháp chính là thủ tục tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, trọng tài).
2. Chủ thể thực hiện thủ tục tư pháp
Chủ thể của thủ tục tư pháp là cơ quan tư pháp, hay cụ thể hơn là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đó là Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, thư ký phiên tòa, trọng tài viên.
Trong tố tụng hình sự, ngoài Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, thư ký phiên tòa còn là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, điều tra viên và kiểm sát viên.
Bên cạnh hoạt động tư pháp còn tồn tại những hoạt động khác mang tính hỗ trợ, phục vụ hoạt động tư pháp như giám định, công chứng, bào chữa, bảo vệ phiên tòa, giam giữ, dẫn giải can phạm, thi hành các quyết định của cơ quan tư pháp và thi hành bản án của toà án. Những hoạt động này được gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp và không mang tính chất đặc trưng của hoạt động tư pháp. Bởi thế, thủ tục thực thi các hoạt động này cũng không thể coi là thủ tục tư pháp.
Thủ tục tư pháp được phân biệt với các thủ tục khác thông qua những đặc trưng bản chất gồm:
1) Là thủ tục xét xử hoặc quan hệ trực tiếp tới việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động;
2) Được xây dựng tuân theo những nguyên tắc nhất định và thủ tục này được quy định trong các đạo luật tố tụng;
3) Chủ thể của thủ tục tư pháp là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
4) Kết quả của mỗi hoạt động đều được thể hiện bằng các quyết định tố tụng có tính bắt buộc cao;
5) Việc vi phạm thủ tục tư pháp thường đưa đến những hậu quả pháp lý không thể sửa chữa vì trong nhiều trường hợp khía cạnh pháp lý (xét xử như thế nào) còn được đánh giá cao hơn khía cạnh thực tế (vi phạm ra sao).
3. Lý lịch tư pháp
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 năm 2009 có quy định về lý lịch tư pháp. Theo đó, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định tại Điều 7 Luật lý lịch tư pháp 2009, lý lịch tư pháp Việt Nam được cấp cho các đối tượng sau đây:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp 2009 hay các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ quy định nào về thời hạn lý lịch tư pháp., tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực mà thời hạn của lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản.
Phiếu lý lịch tư pháp được dùng để:
- Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không
- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
4. Các câu hỏi thường gặp
- Thời gian làm lý lịch tư pháp là bao lâu:
Theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời gian cấp lý lịch tư pháp như sau:
+ Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
+ Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 15 ngày nếu người được cấp là: công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài; người nước ngoài đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên;
+ Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
- Ai có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Theo Điều 44 quy định Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thì các cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp lý lịch tư pháp cho Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú và Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam
- Sở tư pháp tại tỉnh đang cư trú là cơ quan cấp lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước, và Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, và Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề thủ tục tư pháp là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về thủ tục tư pháp là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận