Thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp như thế nào? [2024]

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN. Vậy để hiểu rõ hơn về thuế và Thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là gì cũng như các vấn đề pháp lý liên quan hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thu-tuc-thue-khi-sap-nhap-doanh-nghiep-Cap-nhat-2021

Thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp (Cập nhật 2023)

1. Sáp nhập và thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Việc không trả thuế, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Lần đánh thuế đầu tiên được biết đến diễn ra ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN.

Thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là các vấn đề về đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp.

2. Hồ sơ và trình tự thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

2.1. Hồ sơ thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Doanh ghiệp khi tiến hành sáp nhập với nhau thì phải tiến hành thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm hồ sơ cụ thể như sau:

  • Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác
    • Trình tự thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Khi sáp nhập doanh nghiệp thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp gồm các bước như sau:

Bước 1: Quyết toán thuế thủ tục về thuế khi sáp nhập

Khi tiến hành làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hành quyết toán thuế.

  • Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp sáp nhập có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập.

Bước 2: Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn

Người nộp thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trong thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật về hoá đơn, chứng từ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Một trong những thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp đó là doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào kho bạc của Nhà nước.

Bước 4: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Mỗi doanh nghiệp khi đăng kí kinh doanh đều có một mã số thuế khác nhau tuy nhiên khi sáp nhập doanh nghiệp với nhau và làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị sáp nhập nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Mã số thuế của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt còn lại mã số thuế của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

3. Căn cứ pháp lý

  • Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2020
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

4. Câu hỏi thường gặp

Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp?

Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì các công ty cùng loại mới được tiến hành sáp nhập doanh nghiệp, tuy nhiên, khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thay thế cho Luật cũ, quy định sáp nhập không còn hạn chế các công ty cùng loại.

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.

Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp?

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập
  • Phương án sử dụng lao động
  • Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập
  • Thời hạn thực hiện sáp nhập

Cấm sáp nhập doanh nghiệp?

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan.

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.

Hợp nhất và sáp nhập công ty giống nhau như thế nào?

- Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp;

- Đều chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất, sáp nhập;

- Công ty hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập.

5. Phí dịch vụ làm hồ sơ, thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp 

Công ty ACC cung cấp dịch vụ làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình làm thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục thuế khi sáp nhập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo