Thủ Tục Thực Hiện Quảng Cáo Phân Bón, Thức Ăn Chăn Nuôi (Cập nhật 2024)

Phân bón, thức ăn chắn nuôi là một trong những sản phẩm mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo. Do đó, tại bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn trình tự thủ tục để thực hiện xin loại giấy phép nêu trên.

Thủ Tục Thực Hiện Quảng Cáo Phân Bón, Thức Ăn Chăn Nuôi
Thủ Tục Thực Hiện Quảng Cáo Phân Bón, Thức Ăn Chăn Nuôi

1. Phân bón, chế phẩm sinh học là gì

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt quy định như sau:

  • Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
  • Chế phẩm sinh học là những chế phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: rong rêu, tảo biển, tỏi, ớt... rất an toàn, thân thiện với con người và môi trường.

2. Tại sao phải thực hiện xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

  • Theo quy định tại Luật Quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP: “Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.”
  • Theo quy định tại Luật Trồng trọt quy định thì khi tiến hành quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học thì phải tiến hành xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học.

Trong trường hợp. Doanh nghiệp của Bạn không tiến hành thủ tục xin phép những vẫn quảng cáo trên thực tế thì sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt như sau:

  • Đối với hành vi thực hiện quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học mà khi chưa giấy phép quảng cáo thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo tại Khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP với mức xử phạt như sạu: “ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.” Ngoài ra còn áp dung bện pháp khắc phục hậu quả: “ Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi”.

3. Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật trồng trọt: Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo như sau:

  • Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  • Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

4. Yêu cầu về nội dung để xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

  • Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
  • Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau
  • Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
  • Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

5. Nội dung quảng cáo để xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

  • Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
  • Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;
  • Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

6. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 84/2019/NĐ-CP hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bao gồm:

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
  • Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón, chế phẩm sinh học lưu hành tại Việt Nam;
  • 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);
  • Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
  • Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

7. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học

  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định84/2019/NĐ-CP; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

8. Căn cứ pháp lý

  • Luật Quảng cáo
  • Luật trồng trọt 2018
  • Nghị định 181/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 84/2019/NĐ-CP

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Thủ tục thực hiện quảng cáo phân bón, thức ăn chăn nuôi, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Tổng đài 1800.0006
  3. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  4. Kết nối Zalo 090.992.8884
  5. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1025 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo