Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh mới nhất [2024]

Địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi lựa chọn được những địa điểm kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất việc thông báo địa điểm kinh doanh. Vậy để lập địa điểm kinh doanh thì cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh như thế nào. 

Thu Tuc Thong Bao Lap Dia Diem Kinh Doanh
Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh mới nhất [2023]

1. Địa điểm kinh doanh là gì? 

Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Trước đây, tại Luật doanh nghiệp 2014 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.
  • Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.

2. Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

- Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.

3. Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh

3.1. Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

+ Mã số doanh nghiệp;

+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

+ Tên địa điểm kinh doanh:

+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:

+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh

– Bản sao chứng thực CMND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.2. Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh;

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;

Hồ sơ tài liệu quan trọng, căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, bước tiếp theo mọi người cần thực hiện chính là gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước chuyên trách. Có hai cách thức nộp hồ sơ mà mọi người có thể lựa chọn chính là: gửi hồ sơ trực tiếp tới Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi hồ trực trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4:Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty

Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

Dia Diem Kinh Doanh La Gi1

4. Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh 

– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.

– Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;

– Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

5. Những câu hỏi thường gặp

Địa điểm kinh doanh có con dấu không?

Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty không?

Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.

Tên địa điểm kinh doanh được đặt như thế nào?

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Quý khách hàng cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.

+ Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP

Công ty có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh được không?

Để phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty có thể thành lập 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố đều được.

Trên đây là những thông tin liên quan đến trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh và những thông tin liên quan lập địa điểm kinh doanh. Hy vọng giúp cho quý bạn đọc nắm được thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh mới nhất? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay những vấn đề nào cần tìm hiểu hãy liên hệ với chúng tôi chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn cho quý bạn đọc. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo