Thủ Tục Thay Đổi Thành Viên Hợp Tác Xã Cập Nhật 2024

Trong quá trình hoạt động hợp tác xã có thể cần phải thay đổi về số thành viên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thủ tục thay đổi thành viên hợp tác xã phải thực hiện như thế nào ? Việc thay đổi thành viên hợp tác xã xảy ra trong các trường hợp nào và hồ sơ cần chuẩn bị ra sao ?

Sau đây, ACC xin được thông qua bài viết này để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thay đổi thành viên hợp tác xã.

Thủ Tục Thay Đổi Thành Viên Hợp Tác Xã
Thủ Tục Thay Đổi Thành Viên Hợp Tác Xã

1. Khái niệm

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
  • Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục thành lập hợp tác xã theo quy định năm 2022. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

2. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã

  • Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã;
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
  • Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
  • Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
    • Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
    • Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
    • Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
    • Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
    • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
  • Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài.
    Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
  • Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
  • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

3. Thủ tục thay đổi thành viên hợp tác xã

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi số lượng xã viên
    • Trường hợp hợp tác xã khai trừ xã viên, có xã viên ra khỏi hợp tác xã hoặc kết nạp xã viên làm thay đổi số lượng xã viên thì hợp tác xã gửi thông báo đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã. Nội dung thông báo thủ tục đăng ký thay đổi thành viên bao gồm:
  • Tên hợp tác xã, số đăng ký kinh doanh, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã;
  • Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
  • Tổng số xã viên trước khi thay đổi, tổng số xã viên mới.

Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản của Ban Quản trị, biên bản hoặc nghị quyết của đại hội xã viên về việc khai trừ xã viên, xã viên ra khỏi hợp tác xã hoặc kết nạp xã viên làm thay đổi số lượng xã viên hợp tác xã.

  • Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, danh sách Ban Quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã thì hợp tác xã gửi thông báo đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã. Nội dung thông báo thủ tục đăng ký thay đổi thành viên bao gồm:
  • Tên hợp tác xã, số đăng ký kinh doanh, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã;
  • Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
  • Họ tên, số CMND, chức danh, chữ ký và nơi cư trú của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của hợp tác xã; danh sách Ban Quản trị, Ban Kiểm soát đã thay đổi của hợp tác xã.

Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản của ban quản trị, biên bản hoặc nghị quyết của đại hội xã viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, danh sách Ban Quản trị, Ban Kiểm soát của hợp tác xã.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, thành viên Ban Quản trị của hợp tác xã được thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề kèm theo thông báo,  phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đã thay thế.

  • Quyết định bằng văn bản của Ban Quản trị về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban Quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã.
  • Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, Ban Quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã.
  • Giấy uỷ quyền cho người làm thủ tục nếu có.

Trình tự thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  • Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ( Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với cấp tỉnh hoặc Phòng Kế toán – Kế hoạch, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
  • Nhận phiếu hẹn nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Người đại diện theo pháp luật nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện.

4. Những giấy tờ cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Khách hàng chỉ cần cung cấp những hồ sơ như sau:
  • Giấy tờ tuỳ thân của chủ cơ sở: CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
  • Các giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp tác xã do ACC hướng dẫn.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký thủ tục thay đổi thành viên hợp tác xã của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp tác xã. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho khách hàng.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục công ty cần thực hiện sau khi xin đăng ký thay đổi thành viên hợp tác xã.

6. Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký thay đổi số lượng xã viên Hợp tác xã gồm những gì?

+  Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

+ Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã;

+  Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã, thành viên Ban quản trị hợp tác xã được thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề đối với Hợp tác xã kinh doanh ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đã thay thế.

Các trường hợp bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên?

– Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế. Hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật.

– Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản. Hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản.

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản

– Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ.

– Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm.

– Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn. Hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ.

– Trường hợp khác do điều lệ quy định.

Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên?

Đối với trường hợp số 1, 2, 3, 4, và 6. Thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất.

Đối với trường hợp còn lại. Thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.

Trình tự thủ tục quyết định chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên?

Trình tự thủ tục quyết định chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên sẽ thực hiện theo điều lệ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (343 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo