L/C là gì? Thủ tục thanh toán L/C nhập khẩu [Chi tiết 2024]

L/C là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay. Do đó để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận tiện, việc cá nhân, tổ chức nhập khẩu nắm rõ được thủ tục thanh toán L/C nhập khẩu là điều vô cùng cần thiết. 

thu-tuc-thanh-toan-LC-nhap-khauThủ tục thanh toán L/C nhập khẩu 

1. L/C nhập khẩu là gì? 

LC (letter of credit) hay còn gọi là thư tín dụng. Là một loại thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi). Trong trường hợp nhà xuất khẩu này xuất trình được cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

khai-niem-LCL/C nhập khẩu 

2. Các bên liên quan khi thanh toán L/C 

Người yêu cầu mở L/C = Applicant (Người NK)

Ngân hàng Mở L/C = Opening Bank = Issuing Bank (Ngân hàng của người NK)

Ngân hàng Thông báo L/C = Advising Bank = Notifying Bank (Ngân hàng của người XK) Người thụ hưởng = Beneficiary (Người XK)

nhap-khau-nguyen-lieu-de-san-xuat-hang-xuat-khau-2021Thủ tục thanh toán L/C 

3. Thủ tục thanh toán L/C nhập khẩu

Sau khi hai bên mua bán thoả thuận thanh toán bằng hình thức L/C, quy trình thanh toán sẽ diễn ra như sau: 

- Nhà NK đề nghị Ngân hàng bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK: 

Chuẩn bị bộ hồ sơ gửi cho ngân hàng:

  • Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu của ngân hàng)
  • Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.
  • Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp giao dịch lần đầu)
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có).

Đồng thời thực hiện Ký quỹ cho ngân hàng: từ 0% đến 100% trị giá lô hàng

  • L/C phát hành bằng vốn tự có, người NK ký quỹ 100%
  • L/C phát hành bằng vốn tự có, người NK không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ thì người NK sẽ liên hệ với bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc NH sẽ cung cấp cho người NK trong từng thời kỳ. 
  • L/C phát hành bằng vốn mà người NK vay của
  • Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên người NK cần gửi cho NH những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn

- Ngân hàng phát hành sẽ lập LC và thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho Ngân hàng đầu XK 

- NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên Hợp đồng chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK

- Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng

- Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở LC đề nghị thanh toán

- Ngân hàng mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại Hồ sơ cho nhà XK.

Trong một số trường hợp phát hiện chứng từ thanh toán không hợp lệ, nhà xuất nhập khẩu cần làm gì để Ngân hàng mở LC thanh toán tiền hàng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Trường hợp chứng từ vấp phải bất hợp lệ, người Xuất khẩu cần làm gì để Ngân hàng Mở LC thanh toán tiền. 

- Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán. 

- Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Điều kiện mở LC ?

LC do một tổ chức tài chính hoặc trung gian tài chính phát hành. Tổ chức đáp ứng được những yêu cầu cụ thể trên thường là những ngân hàng, có năng lực tài chính, uy tín để người mua và người bán đều tin tưởng. Do đó, để mở LC, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện sau: 

  • LC phát hành bằng nguồn vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
  • LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ. Lúc này, khách hàng sẽ phải liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền phê duyệt.
  • LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN, khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng thẩm định để được xem xét.

Hồ sơ xin mở LC bao gồm gì?

  • Đơn yêu cầu mở LC.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Giấy đăng ký kinh doanh (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
  • Bản gốc hợp đồng ngoại thương (nếu ký hợp đồng qua FAX thì phải ký và đóng dấu trên bản photo).
  • Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có).

Ngân hàng sẽ đánh giá LC và chuyển LC bản gốc đến người bán, người bán kiểm tra khả năng đáp ứng L/C và có thể đề nghị chỉnh sửa (nếu cần). 

Người thụ hưởng (người xuất khẩu) tiến hành kiểm tra LC, nếu mọi thứ đã đúng thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.

Sau khi giao hàng, người xuất khẩu phải chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho ngân hàng thông báo và kèm theo bộ chứng từ là thông báo đòi tiền. Trong bước này xuất hiện chứng từ và thanh toán do đó phương thức này được gọi là “Thư tín dụng chứng từ” (Letter of Credit). Giao chứng từ và yêu cầu thanh toán.

Nội dung của LC?

LC được hiểu như là một thư cam kết trong xuất nhập khẩu, vậy nội dung của LC gồm có những gì? Thông thường 1 thư tín dụng sẽ có những nội dung cơ bản sau:

  • Số hiệu và ngày mở LC. 
  • Tên, địa chỉ cùng thông tin liên hệ của đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Số tiền cần thanh toán giữa các bên.
  • Các nội dung về vận tải và giao nhận hàng hoá.
  • Bộ chứng từ như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch,…

Các loại L/C?

Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến hiện nay:

  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
  • Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Trên đây là một vài thông tin về Thủ tục thanh toán L/C (Letter of Credit) trong hoạt động xuất nhập khẩu. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo