Thủ tục thanh lý tài sản theo quy định pháp luật

tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê giá trị và phân chia theo thứ tự khi doanh nghiệp phá sản.

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn thanh lý tài sản với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. Theo đó, để thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp cần thực hiện thanh lý tài sản. Vậy thủ tục thanh lý tài sản theo quy định pháp luật như thế nào? ACC giúp quý bạn đọc hiểu rõ thông qua bài viết này.

1.Khái niệm thanh lý tài sản

Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Thanh lý tài sản là những hình thức nhân danh cá nhân, tổ chức để thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản theo sự chỉ định của Tòa án.

2.Thanh lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Thủ tục phá sản quy định trong Luật phá sản 2014 chỉ  bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Một doanh nghiệp chỉ phá sản khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

– Mất khả năng thanh toán;

– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Như vậy, doanh nghiệp được công nhận là phá sản phải đáp ứng 2 điều kiện như trên thì khi đó mới áp dụng thanh lý tài sản

3.Tài sản thanh lý?

Tài sản là vật, tiề, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Như vậy, tài sản có thể thanh lý được gồm:

a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

5.Thứ tự ưu tiên thanh lý tài sản

Khi doanh nghiệp được công nhận phá sản thì thứ tự thanh lý tài sản được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

+ Chi phí phá sản;

+ Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

+ Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; ·

+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại mục a ở trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: ·

+ Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; ·

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân; ·

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; ·

+ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; ·

+ Thành viên của Công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán trường hợp Thẩm phán ra quyết định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

6.Thủ tục thanh lý tài sản

Trường hợp doanh nghiệp vẫn có tài sản để thanh toán các khoản nợ, theo Điều 65 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp sẽ được xử lý như sau:

Bước 1: Kiểm kê tài sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Phân chia tài sản

Sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị tài sản của doanh nghiệp, thứ tự phân chia tài sản sẽ được thực hiện như sau:

– Chi phí phá sản;

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê giá trị và phân chia theo thứ tự khi doanh nghiệp phá sản.

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn thanh lý tài sản với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

 Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về thanh lý tài sản cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về thanh lý tài sản vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (889 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo