Thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức đặc biệt ở Việt Nam, được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Ngày nay hình thức hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp xanh ngày càng phổ biến bởi nhu cầu phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường ngày càng cao.

Vậy hợp tác xã nông nghiệp là gì? Thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho Khách hàng.

Thủ Tục Thành Lập Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Theo Quy định Hiện Hành

1. Hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp là gì

Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã nông nghiệp cũng như các loại hình hợp tác xã khác là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện cách thức quản lý hợp tác xã theo cơ chế bình đẳng và dân chủ.

Tại hợp tác xã nông nghiệp, thành viên (chủ yếu là nông dân) tập trung nguồn lực của họ trong một số lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, cung cấp sản phẩm nông nghiệp hoặc phát triển sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp.

Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập để thúc đẩy lợi ích của các thành viên, đồng thời cũng là chủ sở hữu của hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập khá nhiều ở các vùng nông thôn muốn phát triển nông nghiệp.

Chính vì lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình này mà nhu cầu thành lập hợp tác xã nông nghiệp ngày càng cao. Vậy thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành như thế nào?

2. Thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành

2.1. Hồ sơ thành lập hợp tác xã nông nghiệp

Để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, trước hết cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã.

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP;
b) Điều lệ;
c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

2.2. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã nông nghiệp

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, hợp tác xã tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:

Bước 1. Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã dự định thành lập nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp tác xã đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính: Phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2. Cơ quan đăng ký hợp tác xã trao hoặc gửi giấy biên nhận khi hồ sơ đăng ký đã bảo đảm tính hợp lệ theo quy định.

Bước 3. Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, gồm:

a) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
b) Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Lưu ý: Mức lệ phí đăng ký thành lập hợp tác xã được quy định bởi cơ quan đăng ký tại địa phương (nơi đặt trụ sở chính). Do đó, trong quá trình chuẩn bị nộp hồ sơ, bạn có thể liên hệ trước với cơ quan đăng ký hợp tác xã để nắm thông tin.

3. Đăng ký thành lập hợp tác xã online 

Hợp tác xã cũng có thể gửi hồ sơ đăng ký qua địa chỉ thư điện tử (đăng ký online) của cơ quan đăng ký hợp tác xã nhưng phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ. 

Để tiến hành nộp hồ sơ qua mạng, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thông tin đăng ký phải đúng với thông tin trên văn bản điện tử;
  • Chi tiết hồ sơ, nội dung và tên các loại giấy tờ kê khai phải giống với văn bản giấy; 
  • Sử dụng chữ ký số điện tử (token) để xác thực thông tin bởi các chủ thể sau: 
  • Có người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã hoặc người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.

Để thực hiện đăng ký thành lập hợp tác xã online, cần thực hiện như sau:

Bước 1. Đăng nhập Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã bằng chữ ký số điện tử;
Bước 2. Nộp và kê khai hồ sơ theo hướng dẫn tại trang;
Bước 3. Nhận giấy biên nhận sau khi hoàn thành các bước kê khai;
Bước 4. Nhận kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ:

Cơ quan đăng ký gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo mã số hợp tác xã;

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mã số, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu người đại diện mang giấy biên nhận và hồ sơ bản giấy đến để nhận kết quả.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Trong vòng 60 ngày, hợp tác xã phải tiến hành điều chỉnh hồ sơ theo thông báo, hướng dẫn từ cơ quan đăng ký.

4. Một số điều kiện khi thành lập hợp tác xã nông nghiệp

Theo quy định, hợp tác xã phải có ít nhất 07 thành viên. Điều kiện đối với thành viên hợp tác xã là:

a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

Để được chấp nhận thành lập, hợp tác xã phải đáp ứng những điều kiện:

a) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
b) Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Các câu hỏi thường gặp

1. Hồ sơ thành lập hợp tác xã nông nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã nông nghiệp bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP;
b) Điều lệ;
c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

2. Nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã nông nghiệp ở đâu?

Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã dự định thành lập nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp tác xã đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính: Phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Bao lâu mới thành lập xong hợp tác xã nông nghiệp?

Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, gồm:

a) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
b) Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

4. Có được nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã online không?

Được, hiện nay Luật Hợp tác xã năm 2012 cho phép gửi hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã nông nghiệp qua địa chỉ thư điện tử (đăng ký online) của cơ quan đăng ký hợp tác xã nhưng phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.

5. Hợp tác xã nông nghiệp phải đóng những loại thuế gì?

Khi thành lập và hoạt động, hợp tác xã nông nghiệp sẽ phải kê khai những loại thuế sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT), quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016. 
  • Lệ phí môn bài, quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.

6. Chính sách ưu đãi dành cho hợp tác xã nông nghiệp

Theo Điều 6 Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp được Nhà nước ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế. Đối với một số mặt hàng, dịch vụ nông nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 5% theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2016.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định về thủ tục thành lập hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, Khách hàng nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư ACC để có sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo