THIẾU MỞ BÀI
1. Tạm nhập, tái xuất là gì?
- Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.
2. Thủ tục tạm nhập, tái xuất phụ tùng, máy móc sửa chữa tàu biển.
- Đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập, tạm xuất do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh hoặc gửi trước hoặc gửi sau thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh của tàu bay, tàu biển:
- Người khai hải quan là người điều khiển tàu bay, tàu biển hoặc đại lý của chủ tàu bay, tàu biển;
- Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Bước 1: chuẩn bị sơ hải quan:
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp mang theo tàu nhập cảnh): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh.
Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày
Lưu ý: Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
3. Tạm nhập, tái xuất phụ tùng, máy móc sửa chữa tàu biển có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì “20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
Như vậy, hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu phụ tụng máy móc, sửa chữa tài biển không phải là đối tượng miễn thuế của thuế giá trị gia tăng
4. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ ACC
Có nhiều năm kinh nghiện trong nhiều lĩnh vực luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.
Nội dung bài viết:
Bình luận