Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Pallet Cập Nhật Năm 2023

Pallet được quy định thuộc nhóm các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác. ACC xin được giới thiệu Thủ tục tạm nhập, tái xuất pallet cập nhật năm 2023

Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Pallet Cập Nhật Năm 2020
Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Pallet Cập Nhật Năm 2023

1. Tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. 

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Viêt Nam. Trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba. Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác.

pallet là một cấu trúc vận tải phẳng hỗ trợ hàng hoá một cách ổn định trong khi được nâng lên bởi một xe nâng, pallet jack, tải phía trước hoặc thiết bị khác. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, pallet thuộc nhóm các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác.

Như vậy, hoạt động tạm nhập, tái xuất pallet chính là hoạt động tạm nhất tái xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương pháp quay vòng.

2. Chính sách thuế đối với tạm nhập tái xuất pallet

Căn cứ vào quy định tại Khoản 9 Điều 16 Luật Xuất nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ được miễn thuế trong trường hợp là phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Ngoài ra. Khoản 8, Điều 49 Thông tư số 08/2015/TT-BTC ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định, trong thời hạn tạm nhập tái xuất mà người khai hải quan đã đăng ký với cơ quan hải quan, phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập - tái xuất chưa phải nộp thuế. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:

  • Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý do thay đổi mục đích sử dụng phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng;
  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê, làm thủ tục tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan;
  • Người khai hải quan phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Mục 5 Chương này tại Chi cục Hải quan tạm nhập. Trường hợp tạm nhập tại nhiều Chi cục Hải quan thì lựa chọn một Chi cục Hải quan tạm nhập để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

Các thủ tục về thuế đối với trường hợp trên sẽ được thực hiện theo các quy định tại Luật Quản lý thuế.

3. Thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất pallet

Bước 1: Thủ tục hải quan

  • Đối với phương tiện của hãng vận tải
    • Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.
    • Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở.
  • Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước ngoài hoặc người có phương tiện quay vòng hoặc người được chủ phương tiện quay vòng ủy quyền) cam kết sử dụng phương tiện quay vòng đúng mục đích tại bảng kê (theo mẫu số 44/BKCR/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 128/2013/TT-BTC) để làm thủ tục theo phương thức quay vòng.

Bước 2: Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.

  • Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:
  • Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý thay đổi mục đích sử dụng phương tiện quay vòng.
  • Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan, cụ thể như sau:
  • Tiếp nhận bảng kê tạm nhập đã đăng ký và làm thủ tục tạm nhập;
  • Hướng dẫn người khai hải quan mở tờ khai hải quan theo loại hình nhập kinh doanh, kê khai, tính thuế và thực hiện thu thuế (thời điểm tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan) theo hướng dẫn tại khoản 8, Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;
  • Xử lý vi phạm về thời hạn tạm nhập – tái xuất và tính chậm nộp (nếu có);
  • Sau khi hoàn thành thủ tục thu thuế, tiền chậm nộp và xử lý vi phạm (nếu có) thì thực hiện thanh khoản bảng kê tạm nhập.
  • Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư số  128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.

 Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo, phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Thông tư số 08/2015/TT-BTC tạm nhập - tái xuất bao gồm:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Hồ sơ hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Thông tư số 08/2015/TT-BTC tạm xuất - tái nhập bao gồm:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Số lượng hồ sơ:  01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

  • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
  • Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy  đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):
    • Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
    • Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện TTHC:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan    .

Phí, lệ phí: không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về tạm nhập tái xuất pallet.

4. Các câu hỏi thường gặp.

Pallet gỗ là gì?

  • Pallet gỗ là các thanh phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi một xe nâng hay các thiết bị. Pallet được làm từ nhiều nguyên vật liệu khách nhau như nhựa, gỗ, kim loại, vật liệu tái chế… Trong đó sản phẩm pallet tiêu chuẩn được sử dụng để xuất khẩu pallet gỗ rất nhiều.

Căn cứ pháp lý về thủ tục xuất khẩu Pallet gỗ?

  • Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
  • Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
  • Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cấm xuất khẩu những trường hợp gì?

  • Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Thủ tục hải quan xuất khẩu pallet gỗ gồm những gì?

  • Sales Contract
  • Bảng kê lâm sản dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt , Chi cục..
  • Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)

✅ Thủ tục: ⭕ Tạm Nhập, Tái Xuất Pallet
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (664 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo