Thủ tục tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị [Chi tiết 2023]

Hiện nay, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cũng như xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài ngày càng trở lên dễ dàng, phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn xuất hiện một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là tạm nhập tái xuất. Vậy tạm nhập tái xuất là gì và “Thủ tục tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị đã qua sử dụng” ra sao? Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến nội dung này.

Thủ Tục Tạm Nhập Tái Xuất Máy Móc Thiết Bị Đã Qua Sử Dụng
Thủ Tục Tạm Nhập Tái Xuất Máy Móc Thiết Bị Đã Qua Sử Dụng

 1. Tạm nhập tái xuất là gì

Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác.

Như vậy, tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

2. Các hình thức tạm nhập tái xuất

1.  Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh cũng như quy định về hàng hóa

Ngoài ra, thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo hành…

Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

2. Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn

Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

3. Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

Tạm nhập tái xuất để tái chế là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam vê việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

4. Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại

Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.

Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trung bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội trợ.

5. Năm là, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

Với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ” mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.

Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa là vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh nhằm mục đích phục vụ mục đích quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

3. Đối tượng không áp dụng thủ tục tạm nhập tái xuất

Quyết định này không áp dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau đây: Quá cảnh, trung chuyển hàng hóa; Kinh doanh chuyển khẩu; Kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác quy định tại Điều 15 và tạm xuất, tái nhập quy định tại Điều 17 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư).

4. Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

5. Nơi thực hiện thủ tục

Thực hiện tại Chi cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp chế xuất đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa hoặc ra nước ngoài.

 6. Thời hạn tái xuất, tái nhập

Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

7. Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng ?

Hồ sơ hải quan:

a)    Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b)    Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài: 01 bản chụp.

2.    Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3.    Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.

4.    Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP - Thủ tục hải quan đổi'với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kiểm tra, giám sát hải quan như thế nào?

a)    Chi cục Hải quan cửa khẩu giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng. Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khi thực xuất ra nước ngoài;

b)    Người khai hải quan chịu trách nhiệm quản lý tàu biển, tàu bay tại khu vực sửa chữa, bảo dưỡng.

Công ty con có được trực tiếp đứng ra nhập khẩu máy móc, thiết bị từ công ty mẹ để thực hiện quan trắc, khảo sát dự án theo loại hình tạm nhập tái xuất được hay không?

Căn cứ Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định về nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện như sau:

"Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.”

Thời hạn và thủ tục tạm nhập tái xuất được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 23 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau về thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm như sau:

(1) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:

+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

+ Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

(2) Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:

+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

+ Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo