Mặt hàng “đường tinh luyện” không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I, II, III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT nên doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương. Công ty ACC xin tư vấn đến doanh nghiệp thủ tục tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường cập nhật năm 2023.
Tạm nhập tái xuất mặt hàng đường không còn là hoạt động xa lại với các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Do tính đặc thù của hoạt động tạm nhập tái xuất chỉ đưa hàng hóa tạm thời nhập khẩu rồi lại tái xuất khẩu trong thời gian ngắn, pháp luật quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất rất chi tiết.
1. Hạng ngạch thuế quan của mặt hàng đường :
Điều 11. Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu :
STT Tên hàng hoá Mã HS
(Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số)
- Đường tinh luyện, đường thô 1701
Điều 12. Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu :
- Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
- Trên cơ sở cam kết quốc tế, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quyết định hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm và quy định phương thức điều hành đối với từng mặt hàng.
Điều 13. Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu :
- Thương nhân được Bộ Công Thương cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
- Đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
- Các trường hợp áp dụng phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu khác với phương thức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 14. Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan :
- Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Điều 15. Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan :
- Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
- Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
-
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
- Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hoá không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
2. Quy trình thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường :
Sau khi xác định rõ là hàng làm theo dạng tạm nhập – tái xuất, cần phải chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:
- Hợp đồng
- Commercial Invoice được cung cấp từ công ty người gửi.
- Packing List
- Công văn xin tạm nhập – tái xuất
- Tờ khai tạm nhập
- Vận đơn
- Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.
- Giả sử như hàng hóa đã xong việc, cần tái xuất trả, đây là lúc quan cần lưu ý một số điểm như sau:
- Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập).
Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng.
Book lịch tàu, lịch bay…Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất.
- Làm thủ tục tái nhập cho lô hàng:
Cần chuẩn bị bộ hồ sơ tái xuất như sau:
Tờ khai tái xuất khẩu thông tin hàng như tờ khai tạm nhập có thể xuất làm nhiều lần cho lô hàng tạm nhập.
- Công văn tái xuất
- Invoice
- Packing List
- Vận đơn xuất
Nội dung bài viết:
Bình luận