Tạm nhập, tái xuất có buộc phải thực hiện cùng một cửa khẩu hay không? ACC sẽ trả lời câu hỏi thông qua bài viết Thủ tục tạm nhập, tái xuất khác cửa khẩu cập nhật năm 2023
1. Tạm nhập tái xuất là gì?
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Thủ tục tạm nhập và tái xuất thường được thực hiện chung một cửa khẩu, việc này sẽ giúp cho cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra và xử lý hàng hóa. Tuy nhiên, pháp luật cũng không cấm việc hàng hóa tạm nhập tái xuất không cùng cửa khẩu.
2. Chế độ thuế đối với tạm nhập tái xuất khác cửa khẩu
Ngày 02/10/2001, Bộ Tài chính có Công văn số 9363 TC/TCT về việc "xử lý thuế đối với hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc hàng nhập khẩu buộc phải tái xuất không cùng cửa khẩu". Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
Trong trường hợp Doanh nghiệp xuất khẩu hàng nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hoá nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba, làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác nhau (không cùng một cửa khẩu), song đều trực thuộc một Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thì được xét hoàn thuế xuất khẩu (nếu có), không phải nộp thuế nhập khẩu (đối với trường hợp hàng xuất khẩu phải tái nhập trở lại) hoặc được xét hoàn thuế nhập khẩu (đối với trường hợp hàng nhập khẩu phải tái xuất) nếu đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có văn bản xác nhận về việc làm thủ tục Hải quan tại các địa điểm khác nhau này có lý do chính đáng, phù hợp với quy định về làm thủ tục Hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Tổng cục Hải quan;
- Đảm bảo kiểm tra được hàng tái nhập khẩu trở lại là hàng đã xuất khẩu hoặc hàng tái xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu.
Các điều kiện khác thực hiện theo quy định tại tiết k, tiết l, điểm 1, mục I, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 và Thông tư số 151/1999/TT-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.
3. Thủ tục tạm nhập, tái xuất khác cửa khẩu cập nhật năm 2023
Thủ tục tạm nhập, tái xuất khác cửa khẩu được thực hiện như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.
Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai) và phải nộp 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu.
2. Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
2. Thủ tục hải quan tái xuất
- Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thủ tục hải quan tái xuất thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.
Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định trên, người khai hải quan phải nộp:
- 01 bản chụp hợp đồng xuất khẩu có xác nhận của hải quan làm thủ tục tạm nhập.
- 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.
- Trường hợp thương nhân cần thay đổi cửa khẩu tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì làm theothủ tục tại khoản 10 Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
- Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, sau khi đã làm thủ tục hải quan, vào 17 giờ hàng ngày Chi cục hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất cho Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, quản lý theo quy định.
3. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
- Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đã làm thủ tục hải quan tạm nhập phải được niêm phong hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh, hàng rời không đủ điều kiện niêm phong Hải quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan bảo quản nguyên trạng và vận chuyển đến cửa khẩu tái xuất. Trên Biên bản bàn giao hàng hóa phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan cửa khẩu tái xuất để giám sát thực xuất khẩu.
- Hàng hóa tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì phải niêm phong hải quan, thương nhân chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến đường, đúng điểm dừng, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất không quá 05 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm e.1 khoản 4 Điều này.
4. Câu hỏi thường gặp
Hàng tạm nhập, tái xuất là gì?
Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hoá nào đó ở nước ngoài trong một thời gian ngắn trên lãnh thổ một quốc gia bất kì. Hàng tạm nhập không nhằm mục đích lưu thông trên lãnh thổ quốc gia đó, hàng này sẽ được lưu ở lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định sau đó sẽ được chuyển sang nước thứ ba.
Tái xuất là hành vi được thực hiện sau khi thực hiện tạm nhập. Sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia thì hàng hoá này được xuất khẩu sang một nước thứ ba, hành vi xuất khẩu sang nước thứ ba này gọi là tái xuất.
Hình thức tạm nhập, tái xuất?
Doanh nghiệp thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hoá, các hình thức tạm nhập, tái xuất mà các doanh nghiệp phải tuân theo tùy thuộc vào loại hàng hoá kinh doanh:
- Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá có quy định cấp phép, thương nhân phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
- Đối với các loại hàng hoá khác, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
- Hàng hoá là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.
Hồ sơ thực hiện thủ tục?
Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
- Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
- Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.
Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp.
Nội dung bài viết:
Bình luận