Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Đã Qua Sử Dụng Cập Nhật 2023

Hiện nay, tạm nhập tái xuất thiết bị đã qua sử dụng được nhiều doanh nghiệp áp dụng như một chính sách nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Công ty ACC xin tư vấn đến doanh nghiệp các thủ tục tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng cập nhật năm 2023.

Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Đã Qua Sử Dụng Cập Nhật 2020.
Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Đã Qua Sử Dụng Cập Nhật 2023

1. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng:

Điều kiện:

  • Được thành lập tối thiểu là hai (2) năm và đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa.
  • Có số tiền ký quỹ đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ( mục 1-2 nêu tại phần trên).

Thời hạn hiệu lực của Mã số tạm nhập, tái xuất là 3 (ba) năm, kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc này, doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện nêu trên.

  • Văn bản quy phạm pháp luật:

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

Điều 11, 12 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.

2. Quy định về chính sách, thủ tục tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng :

  • Quy định về chính sách :

 Căn cứ Quyết định số18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  • Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
  • Quyết định này không áp dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau đây:
  • Quá cảnh; trung chuyển hàng hóa;
  • Kinh doanh chuyển khẩu;
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất;
  • Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác quy định tại Điều 15 và tạm xuất, tái nhập quy định tại Điều 17 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư);
  • Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với thương nhân nước ngoài;
    • Mua bán giữa các doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; doanh nghiệp trong khu chế xuất bán tài sản thanh lý vào nội địa;
    • Nhận chuyển giao từ đối tác nước ngoài sau khi hết hạn hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mua tài chính; thay đổi mục đích sử dụng chuyển tiêu thụ nội địa sau khi hết hạn tạm nhập để thi công công trình hoặc tạm nhập theo hình thức thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; chuyển giao giữa các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
    • Phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được; phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo yêu cầu của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
    • Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
    • Máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã có văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.
    •  Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
  • Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
    • Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
    • Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.”
  • Thủ tục tạm nhập, tái xuất :

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo công tác quản lý, giám sát và chính sách thuế của cơ quan Hải quan, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy trình thủ tục theo các bước sau :

 Bước 1: Doanh nghiệp Việt Nam (Doanh nghiệp 1) đăng ký tờ khai tái xuất tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập (Chi cục Hải quan 1), tuy nhiên chưa thực hiện việc thanh khoản, hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục tái xuất.

Bước 2: Đối tác nước ngoài (doanh nghiệp 2) đăng ký tờ khai tạm nhập tại Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp sử dụng hàng hóa tạm nhập (Chi cục Hải quan 2), tuy nhiên hàng hóa chưa hoàn thành thủ tục tạm nhập. Chi cục Hải quan 2 thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan 1 việc đăng ký tờ khai tạm nhập cho hàng hóa.

Bước 3: Trên cơ sở tờ khai tạm nhập nêu tại Bước 2, Chi cục Hải quan 1 hoàn thành thủ tục tái xuất và thanh khoản cho hàng hóa, thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan 2 về kết quả làm thủ tục hải quan và thanh khoản hàng tái xuất.

 Bước 4: Trên cơ sở kết quả làm thủ tục hải quan và thanh khoản hàng tái xuất do Chi cục Hải quan 1 thông báo nêu tại bước 3, Chi cục Hải quan 2 hoàn thành thủ tục tạm nhập cho doanh nghiệp 2.

Bước 5: Kết thúc thời hạn tạm nhập, Chi cục Hải quan 2 thực hiện thanh khoản theo quy định.

Về hồ sơ hải quan khi làm thủ tục tạm nhập tái xuất và thanh khoản thực hiện theo quy định. Riêng hồ sơ tạm nhập tại bước 2, hồ sơ thanh khoản tại bước 5 phải có hợp đồng thuê mượn, trong đó có điều khoản đối tác nước ngoài giao hàng hóa cho doanh nghiệp 2 tại Việt Nam.

3. Câu hỏi thường gặp

Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể như sau:

- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định ra sao?

Về cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

- Ban hành Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định này.

- Danh mục hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.

- Trong trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai Danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.

Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác?

Căn cứ Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:

"Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác

1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

...

3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

..."

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam trong bao lâu?

Tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định:

"Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất

...

4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất."

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (919 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo