Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Gạo Cập Nhật Quy Định 2023

Chính phủ ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó quy định cụ thể điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10/2018. Công ty ACC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các quy định cũng như thủ tục tạm nhập, tái xuất gạo cập nhật quy định năm 2023.

Theo đó, về Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại.

Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Gạo Cập Nhật Quy Định 2020.
Thủ Tục Tạm Nhập, Tái Xuất Gạo Cập Nhật Quy Định 2023.

1. Về Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:

  • Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
    • Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
    • Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
  • Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh tại (1) nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.

Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Giấy chứng nhận) không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

  • Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại (1), (2) nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.

2. Về Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:

Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.

Nghị định cũng quy định cụ thể về kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhận tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.

Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, sát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.

3. Căn cứ pháp lý, thủ tục nhập khẩu gạo:

1. Căn cứ pháp lý :

Căn cứ Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng lúa gạo (mã HS 1006) thuộc diện phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam thì mặt hàng lúa gạo thuộc diện kiểm dịch thực vật.

2. Thủ tục hải quan :

Về thủ tục hải quan nhập khẩu thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quy định của luật, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu gạo.

Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Phải có ít nhất 1 kho chuyên dùng chứa được ít nhất 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Phải có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thóc, gạo hàng hóa  nhập khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động nhập khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng :

  • Giấy đăng ký kinh doanh (02 bản sao công chứng).
  • Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (02 bản sao công chứng).
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
  • 03 mẫu nhãn sản phẩm.

4. Thủ tục xuất khẩu gạo :

1. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:

Để chứng nhận được đủ điều kiện thì cần có những điều sau:

  • Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
  • Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo:

Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
  • Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.

3. Hồ sơ làm thủ tục hải quan:

Những giấy tờ cần thiết trình với hải quan như:

  • Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O ( nếu có)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1183 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo