Để bảo hành, sửa chữa hàng hóa không ở trong nước đôi khi không cần tiến hành nhập khẩu hàng hóa mà chỉ cần tạm nhập tái xuất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa.
1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Theo pháp luật hiện hành, tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác
Các hình thức tạm nhập tái xuất:
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Tạm nhập, tái xuất để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác
- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- Các hình thức khác
Trong đó, tạm nhập tái xuất để bảo hành hay tạm nhập tái xuất để sửa chữa có thể thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Tạm nhập, tái xuất theo hợp đồng bảo hành
Thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam
- Tạm nhập, tái xuất để bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
Thương nhân tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế của doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
4. Thời hạn tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa
Thời hạn tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa được thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
5. Thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa
Bước 1: Khai hải quan
Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trừ các trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy cụ thể như sau:
- Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất:
- Container rỗng có hoặc không có móc treo;
- Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng;
Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện:
- Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
- Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
- Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan thông báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người khai hải quan biết và nêu rõ lý do.
Trường hợp chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số tờ khai hải quan, xử lý tờ khai hải quan và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
Bước 4: Thông quan hàng hóa.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục tạm nhập, tái xuất để bảo hành, sửa chữa. Các cá nhân, tổ chức nên tìm hiểu các quy định của pháp luật trước khi thực hiện thủ tục để việc thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các thủ tục hải quan, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp để được tư vấn cụ thể và được thông quan hàng hóa sớm nhất.
Với thành tích đã đạt được của mình, ACC luôn đảm bảo đem lại cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ cao với chi phí hợp lý. Sau tiếp nhận yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, ACC tiến hành tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu khách hàng có nhu cầu và trả kết quả giấy phép cho khách hàng.
6. Những câu hỏi thường gặp
Nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả có được xem là hàng hóa tạm nhập tái xuất không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về các hình thức tạm nhập, tái xuất ngoại trừ là hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì khi nhập hàng về bảo hành rồi xuất trả được xem là hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Khi sử dụng các hàng hóa đó tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định nêu trên.
Chính sách thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành như thế nào?
Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để bảo hành thì căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có quy định Miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định
Hồ sơ miễn thuế là gì?
Về hồ sơ: Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế?
Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định.
+ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACC
Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3, 520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0846967979 (Zalo)
Văn phòng: 028.77700888
Tổng đài: 1800.0006
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận