Hiện nay quy định pháp lý về hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa diễn ra chặt chẽ, đặc biệt là quy định về thủ tục và các danh mục hàng hóa được phép tạm nhập, tái xuất trong đó có hoạt động tạm nhập tái xuất các loại quặng. Vì vậy, bài viết này cung cấp quy định về thủ tục tạm nhập, tái xuất các loai quặng mới nhất cập nhật 2023.
ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết và nhanh chóng nhất về thủ tục tạm nhập, tái xuất các loại quặng cập nhật 2023. Mời bạn tham khảo chi tiết bài viết này.
1. Khái niệm về tạm nhập, tái xuất các loại quặng.
Tạm nhập, tái xuất: Theo quy định tại Điều 29 Luật thương mại 2005, tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Quặng: Là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được khai thác từ mỏ và chế để sử dụng được.
2. Phân biệt các loại quặng.
- Quặng sắt: Có thể hiểu là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc là đá quý, được khai thác từ mỏ khoáng sản và chế biến để sử dụng. Người ta có thể tách sắt ra khỏi đá và khoáng vật. Quặng sắt thường được tìm thấy dưới dạng magnetite và hematite mặc dù cũng có các loại limonite ,goethite và siderite. Khoảng gần 98% quặng sắtđược khai thác ra để dùng vào sản xuất thép.
- Quặng đồng: Là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử dụng nhiều trong chế tạo máy, xây dựng, sản xuất điện cực,... Các hợp chất đồng như đồng oxit, đồng sunfat, đồng oxyclorua...vcũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông nghiệp, đóng tàu, bảo quản gỗ,...
3. Quy định pháp luật về tạm nhập, tái xuất quặng sắt và quặng đồng.
1. Tạm nhập, tái xuất quặng sắt:
- Theo danh mục các mặt hàng cấm tạm nhập, tái xuất thì quặng sắt không nằm trong danh mục cấm tạm nhập, tái xuất theo phụ lục I, II ban hành theo thông tư 11/2017/TT-BTC tuy nhiên theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản thì mặt hàng quặng sắt được đưa vào danh mục hàng hóa tạm dừng xuất khẩu. Do vậy khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này, doanh nghiệp phải có công văn cho phép của bộ công thương.
2. Tạm nhập, tái xuất quặng đồng:
- Theo phục lục I, II ban hành theo thông tư 11/2017/TT-BTC quặng đồng không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm tạm nhập, tái xuất. Vì vậy, hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với mặt hàng quặng đồng vẫn được phép và phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục hải quan cửa khẩu.
3. Về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất quặng sắt và quặng đồng.
- Thực hiện Luật quản lý thuế, tại điểm 2 mục I công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28/06/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất bao gồm cả trường hợp gửi kho ngoại quan để tãm nhập tái xuất phải tạm nộp các loại thuế liên quan (như hàng hóa nhập khẩu kinh doanh) vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc; khi tái xuất sẽ được hoàn trả".
4. Quy định về kinh doanh hoạt động tạm nhập, tái xuất các loại quặng.
Theo Điều 39 Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 và Điều 4 thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về kinh doanh hoạt động tạm nhập, tái xuất:
- Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
- Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
- Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14.
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Thủ tục tạm nhập, tái xuất các loại quặng 2020.
Bạn đang quan tâm đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất các loại quặng. Bạn đang không biết thủ tục để thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất các loại quặng như thế nào? ACC sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thủ tục tạm nhập, tái xuất các loại quặng cập nhật mới nhất 2020.
Địa điểm làm thủ tục tạm nhập, tái xuất.
- Chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
Thành phần hồ sơ hải quan tái xuất.
- Tờ khai hàng hóa là quặng xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa là quặng xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa là quặng phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Đối với chứng từ quy định tại điểm b, điểm c khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Thành phần hồ sơ hải quan tạm nhập.
- Tờ khai hàng hóa là quặng nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Trường hợp chủ hàng mua hàng là quặng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
- Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên:
- Hàng hóa là quặng nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.
- Hàng hóa là quặng nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa là quặng vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá là quặng nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp:
- Đối với hàng hóa là quặng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa là quặng phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính:
- Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm e, nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa là quặng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là quặng (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá là quặng có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
- Hàng hoá là quặng thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
- Hàng hoá là quặng nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan.
- Hàng hoá là quặng nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là quặng nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là quặng của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá là quặng nhập khẩu: 01 bản chụp;
- Đối với hàng hóa là quặng thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập,tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
- Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
- Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan).
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá là quặng cho cơ quan hải quan.
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
- Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan.
- Phí, lệ phí: 20.000 đồng/ 01 tờ khai hải quan.
6. Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị cấp phép quá cảnh các loại quặng?
Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép?
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép?
Trên đây là nội dung quy định về việc cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2009/TT-BCT.
Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh?
Văn bản đề nghị cho phép, gia hạn giấy phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1, điểm b khoản 2 Điều 1, điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư này được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp bằng tiếng Lào thì phải gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
Nội dung bài viết:
Bình luận