Thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông

Bạn đã biết những quy định pháp luật về thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông? Bạn đã biết những trình tự thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông?

Khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông, chúng ta không chỉ căn cứ quy định pháp luật hiện hành có trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn phải căn cứ vào quy định pháp luật của từng tỉnh khác nhau. Vậy đó là những quy định gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tach-thua-dat-o-co-hinh-thanh-duong-giao-thong-300x169

Tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông

1. Điều kiện thực hiện thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông

Căn cứ Khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì để thực hiện thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông cần đáp ứng điều kiện sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

“23. Bổ sung Điều 75a như sau:

Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất."

Như vậy, điều kiện thực hiện thủ tục Tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông không được quy định một cách chung chung mà từng tỉnh sẽ có quy định riêng và cơ quan có thẩm quyền ban hành chính là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông

  1. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, khi thực hiện thủ tục tách thửa đất thừa kế thì chuẩn bị hồ sơ như sau:

“11. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất, gồm có:

  1. a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  2. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp”
  • Bước 2: Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 75 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, sau khi nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng kí đất đai, thủ tục như sau:

Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

“2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  1. a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  2. b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  3. c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  4. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
  5. a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
  6. b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  7. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
  8. a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  9. b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

3. Ở Hà Nội, điều kiện thực hiện thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông như thế nào?

Căn cứ QĐ 20/2017/UBN quy định về điều kiện thực hiện thủ tục Tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông ở Hà Nội như sau:

Điều 5. Điều kiện về kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép và không được phép tách thửa và việc quản lý đối với thửa đất ở có kích thước, diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu

“1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  1. a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;
  2. b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.
  3. Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này.”

4. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện thực hiện thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông như thế nào?

Căn cứ quyết định 60/2017/QĐ –UBND quy định như sau:

Điều 5. Quy định về tách thửa các loại đất

“1. Tách thửa đất ở:

  1. c) Trường hợp khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, giao Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát các điều kiện về diện tích đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng và hướng dẫn các Sở ngành theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Quyết định này để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực.”

5. Quy trình thực hiện thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông mất bao lâu?

Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 61 nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

đ) Tách thửa, hp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;

Như vậy thủ tục tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông khá phức tạp. Việc hiểu biết về các căn cứ pháp luật cũng như cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng. Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục tách thửa nhanh chóng thì hãy liên hệ với ACC – Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý đất chuyên nghiệp và uy tín.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo