Thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư (Cập nhật 2024)

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư nhưng không biết quy định như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết này được cung cấp bởi công ty Luật ACC. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời các bạn tham khảo!

Hướng dẫn tách giấy chứng nhận đầu tư năm 2021

thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư

1. tách giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31 Hướng dẫn luật đầu tư thì tách giấy chứng nhận đầu tư sẽ chia thành 2 phần, cụ thể:

  • Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Thay đổi đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư;

2. Lợi ích của việc tách giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bao gồm: Thông tin của nhà đầu tư, thông tin về dự án đầu tư (tên dự án, mục tiêu, địa điểm thực hiện, vốn đầu tư của dự án, thời gian thực hiện dự án, tiến độ dự án), các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Trong khi đó trước đây ngoài những thông tin kể trên sẽ có thêm thông tin đăng ký kinh doanh bao gồm tên công ty, người đại diện theo pháp luật, trụ sở công ty do dự án thành lập.

Như vậy khi bạn tách GCN đầu tư cũ thành GCN đăng ký đầu tư bản mới. Và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Đầu tư 2020. Việc thay đổi các thông tin cơ bản như tên công ty, trụ sở công ty. Hay thông tin của người đại diện theo pháp luật sẽ được thực hiện dễ dàng. Điều này tương đương với thủ tục của doanh nghiệp trong nước.

3. Hồ sơ tách giấy chứng nhận đầu tư

Quá trình tách giấy chứng nhận đầu tư sẽ trải qua 2 giai đoạn là: xin cấp giấy đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ tách giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 ban hành kèm theo Thông tư 20
  • Tờ khai thông tin người nộp ( điền đầy đủ nội dung ghi trên CMND/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu);
  • Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự trên;
  • Văn bản ủy quyền:
  • Nếu ủy quyền thực hiện cho cá nhân/ tổ chức;
  • Nếu đại diện pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đi làm thủ tục thì mang theo CMND/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực bản gốc kèm một bản photo;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư (do mẫu của A&S cung cấp);
  • Bản photo chứng thực Giấy Chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư;
  • Bản photo chứng thực hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

4. Thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 2: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

5. Tư vấn của ACC

Trên đây là các chia sẻ của ACC về thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư. Nếu có thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với ACC để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1182 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo