Thủ Tục Sửa Đổi, Bổ Sung Giấy Phép Kinh Doanh Chuyển Khẩu

Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chuyển khẩu là thủ tục hành chính đang được nhiều thương nhân, tổ chức quan tâm. Để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đúng với quy định của pháp luật. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chuyển khẩu”

Thủ Tục Sửa Đổi, Bổ Sung Giấy Phép Kinh Doanh Chuyển Khẩu
Thủ Tục Sửa Đổi, Bổ Sung Giấy Phép Kinh Doanh Chuyển Khẩu

1. Khái niệm kinh doanh chuyển khẩu hang hóa là gì?

  • Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
    • Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
  • + Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
  • + Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
  • + Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

 

2. Điều kiện để được kinh doanh chuyển khẩu

  • Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
  • Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
  • Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
  • Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3. Chuẩn bị hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.

4. Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

  • Bước 1:

Thương nhân, tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương

  • Bước 2:

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của Thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ đối với hồ sơ chưa đầy đủ

  • Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương cấp giấy phép cho thương nhân.

5. Dịch vụ thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp giấy phép
  • Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Theo dõi hồ sơ và trả lời yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng
  • Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước và giao tận tay khách hàng

6. Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính

  • Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật.
  • Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
    • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
    • Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (520 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo