Bất cứ khi nào có nhu cầu mua bán, sang tên nhà đất người sử dụng đất đều có thể thực hiện hành vi của mình, đối với thủ tục sang tên nhà tái định cư cũng vậy, chỉ cần đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về điều kiện mua bán, sang tên nhà tái định cư. ACC xin phép cung cấp tới quý vị Thủ tục sang tên nhà tái định cư (Cập nhật 2023) để quý khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn khi tham gia vào thủ tục sang tên này.
Thủ tục sang tên nhà tái định cư
1. Nhà ở tái định cư là gì?
Khoản 6 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 đưa ra định nghĩa nhà ở tái định cư như sau:
“6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật”.
2. Điều kiện mua bán, chuyển nhượng nhà tái định cư?
Về điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà tái định cư cần có đủ điều kiện để được phép giao dịch theo quy định của Luật Nhà ở như sau:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (i)
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn (ii)
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (iii)
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền (iv)
Hai điều kiện (ii) và (iii) không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Các bước sang tên sổ đỏ được quy định ra sao? Thời gian sang tên sổ đỏ là bao lâu? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Hướng dẫn sang tên sổ đỏ
3. Sang tên nhà tái định cư chưa có sổ đỏ có được không?
Sang tên nhà tái định cư mà chưa có sổ đỏ là không hợp pháp, sẽ không thực hiện được thủ tục sang tên nhà tái định cư. Bởi, một trong những điều kiện bắt buộc bên cạnh những điều kiện để được phép giao dịch nhà đất (không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền) là phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tái định cư rồi.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở 2014 lại có quy định về các trường hợp mua bán nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận gồm:
- Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
- Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
- Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
- Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
- Nhận thừa kế nhà ở;
- Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Nếu Thủ tục sang tên nhà tái định cư của quý khách hàng thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì có thể sang tên nhà tái định cư mà không bắt buộc phải có giấy chứng nhận.
4. Thủ tục sang tên nhà tái định cư được quy định ra sao?
Thủ tục sang tên nhà tái định cư giống như thủ tục sang tên nhà đất thông thường và được tuân theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục sang tên sổ đỏ như sau:
- Người sử dụng đất (Người nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế; doanh nghiệp nhận vốn góp) nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
5. Chi phí sang tên nhà tái định cư?
- Chi phí bên chuyển nhượng phải chịu:
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2% (Điều 29 Luật Thuế thu nhập cá nhân).
Tuy nhiên nếu giá chuyển nhượng bất động sản thấp hơn khung giá nhà đất được ủy ban tỉnh/thành phố nơi có đất quy định thì giá tính thuế thu nhập cá nhân là 2% x giá theo khung được quy định;
- Chi phí bên mua phải chịu:
Lệ phí trước bạ: 0,5% tính theo giá chuyển nhượng bất động sản hoặc khung giá do ủy bản tỉnh/thành phố ban hành hàng năm (Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP); Lệ phí thẩm định mức 0,15% tính theo giá chuyển nhượng bất động sản hoặc khung giá do ủy bản tỉnh/thành phố ban hành hàng năm
Ngoài ra, hai bên mua bán sẽ phải chịu chi phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Và hai bên mua bán có thể thỏa thuận nghĩa vụ trả chi phí sang tên nhà tái định cư thuộc về ai.
Trên đây là toàn bộ những thông tin ACC cung cấp tới quý khách hàng về Thủ tục sang tên nhà tái định cư (Cập nhật 2021). Nhìn chung Thủ tục sang tên nhà tái định cư không khác gì so với thủ tục sang tên nhà đất thông thường, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện về mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở là có thể tiến hành sang tên nhà tái định cư.
Nội dung bài viết:
Bình luận