THỦ TỤC RÚT ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

333

Tố giác tội phạm là một trong những quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân được pháp luật ban hành và bảo vệ. Có thể xem đây là một mối quan hệ hỗ trợ và phát triển cùng nhau. Nhân dân tố giác tội phạm là giúp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của mình. Chính vì thế, mà việc tố giác đòi hỏi sự chính xác rất cao vì đây là một nguồn tin cực kỳ quan trọng. Vậy trong trường hợp người tố giác muốn rút lại đơn tố giác tội phạm thì phải làm thế nào? Điều này có trái với quy định của pháp luật hay không? Trong bài viết này, Công ty luật ACC căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề về thủ tục rút đơn tố giác tội phạm, từ đó cũng sẽ trả lời thêm nhiều thắc mắc mà rất nhiều người vẫn còn đang hoang mang.

1.    Tố giác tội phạm là gì?

Tố giác tội phạm được pháp luật quy định là quyền của công dân thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về hình sự của cá nhân hoặc tổ chức nào đó, để hành vi vi phạm pháp luật đó bị xử lý đúng theo quy định.

2.    Đơn tố giác tội phạm là gì?

Đơn tố giác tội phạm là văn bản để công dân thông báo với cơ quan nhà nước về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức nào đó, trong đơn tố giác gồm các nội dung cơ bản như họ tên người tố giác, người bị tố giác, sự việc diễn ra hành vi phạm tội….

 3.    Căn cứ để rút đơn tố giác

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015

  1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
  2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

4.    Thủ tục rút đơn tố giác tội phạm

Để rút trình báo tố giác về tội phạm thì cần làm thủ tục sau:

– Người được quyền đề nghị rút làm đơn xin rút trình báo tố giác về tội phạm và gửi đến cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân) nơi tiến hành tố tụng vụ án.

– Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân đối với người rút, giấy tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật của bị hại.

– Kèm theo đơn xin rút trình báo tố giác về tội phạm, người làm đơn còn cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết (như biên bản thỏa thuận giữa hai bên, biên bản bồi thường thiệt hại,…) để nộp cùng, làm căn cứ thể hiện sự tự nguyện, không bị cưỡng ép của người rút trình báo tố giác về tội phạm.

 5.    Rút đơn tố giác tội phạm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Theo quy định của pháp luật thì với những tội danh quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự, cụ thể là các tội: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác,… thì vấn đề khởi tố chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ phía người bị hại, và nếu người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ ngừng giải quyết.

6.    Trường hợp được rút đơn tố giác tội phạm

Sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên cơ sở cân nhắc đến sự hài hòa giữa các lợi ích, đặc biệt là lợi ích của bị hại thì Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định về khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Theo đó, đối với một số tội phạm thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án. Trong trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp họ không yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố vụ án hình sự.

Nói tóm lại, việc rút đơn tố giác tội phạm vẫn đang diễn ra hàng ngày phụ thuộc vào tính chất của từng loại vụ án. Bên cạnh đó, thủ tục rút đơn tố giác tội phạm cũng được pháp luật điều chỉnh và quy định rất rõ. Từ những phân tích trên đây của Công ty Luật ACC, chúng tôi rất mong sẽ truyền tải tới quý bạn đọc một cách cụ thể và dễ hiểu nhất.

Trên đây là những nội dung phân tích của Công ty luật ACC về vấn đề thủ tục rút đơn tố giác tội phạm. Trường hợp Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi. 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.  

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo