Thủ tục phá sản công ty con (Cập nhật 2024)

Hiện nay, xu hướng doanh nghiệp thành lập công ty con trở nên khá phổ biến, mục đích của việc này nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh

 1.Khi nào công ty bị coi là phá sản?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, công ty bị coi là phá sản khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
  • Bị tòa án tuyên bố phá sản

Theo đó, không giống như hình thức giải thể, công ty không thể tự tuyên bố phá sản mà thẩm quyền này thuộc về Tòa án.

2. Thủ tục phá sản công ty con

Công ty con bản chất cũng là một loại hình công ty, công ty con có thể là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Trình tự, thủ tục phá sản công ty con cũng tuân theo nguyên tắc chung, gồm 6 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố thủ tục phá sản: Người có quyền hoặc nghĩa nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền.

Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng 
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng nếu Điều lệ có quy định

Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty con bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 

Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: 

Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Tuy nhiên, thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp có chi nhánh; văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nội dung của đơn sẽ tùy thuộc vào đối tượng nộp đơn mà có sự khác biệt với nhau

Thứ nhất, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;
  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Khoản nợ đến hạn.
  • Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

Thứ hai, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;
  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp không trả cho người lao động.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

Thứ ba, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm;
  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
  • Tên, địa chỉ của người làm đơn;
  • Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động;
  • Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
  • Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp
  • Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
  • Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
  • Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý đơn

Bước 3 :Mở thủ tục phá sản

Bước 4: Triệu tập hội nghị chủ nợ

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Bước 6: Ra quyết định và thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp công ty cổ phần không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố công ty cổ phần phá sản.

3. Công ty mẹ phá sản thì công ty con có phá sản không?

3.1. Công ty mẹ- công ty con

Pháp luật doanh nghiệp không định nghĩa về công ty con, tuy nhiên có thể hiểu nội hàm của thuật ngữ “công ty con” bằng việc phân tích mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.

Khoản 1 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2020 quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Chi phối về tài chính: sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Trường hợp 2: Chi phối về bộ máy quản lý: Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • Trường hợp 3 - chi phối về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Theo đó, để trở thành công ty mẹ của một công ty, yêu cầu phải sở hữu > 50% vốn điều lệ; cổ phần tại công ty hoặc sở hữu <50% vốn điều lệ; cổ phần nhưng phải đủ để có thể chi phối bộ máy quản lý; chi phối tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2. Công ty mẹ phá sản công ty con có phá sản không?

Về bản chất, công ty mẹ cũng chỉ là thành viên/ cổ đông của công ty con. Công ty mẹ, công ty con là 2 pháp nhân độc lập, có tài sản riêng. Việc công ty mẹ phá sản không đương nhiên dẫn tới việc phá sản công ty con.

Khi công ty mẹ phá sản, đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của công ty mẹ. Như đã phân tích, công ty mẹ là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Khi công ty mẹ  phá sản, phần vốn góp, cổ phần của công ty mẹ được xử lý như sau:

Theo Điều 53 Luật doanh nghiệp 2020, khi công ty mẹ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên phá sản thì phần vốn góp của công ty mẹ  được công ty con mua lại hoặc phần vốn góp đó sẽ được chuyển nhượng cho cá nhân tổ chức khác. Theo đó, nếu công ty mua lại thì phải thực hiện đăng ký giảm vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phần vốn góp được chuyển nhượng thì cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng trở thành thành viên của công ty.

Theo Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020, khi công ty mẹ là công ty cổ phần phá sản, lấy cổ phần để trả nợ thì cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông của công ty.

Tóm lại, việc phá sản của công ty mẹ không đương nhiên dẫn tới việc công ty con bị phá sản.

4. Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1:Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là bao nhiêu?

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1.500.000 triệu đồng (Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).

Câu hỏi 2:Chi phí dịch vụ phá sản công ty con là bao nhiêu?

ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết. Về giá dịch vụ, ACC sẽ thông báo, trao đổi với quý khách khi quý khách liên hệ với chúng tôi.

Câu hỏi 3: Khi muốn tư vấn về phá sản công ty con, ACC có hỗ trợ tư vấn và nhận hồ sơ tại nhà không?

ACC luôn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyện nghiệp hỗ trợ khách hàng. Khách hàng không phải đi lại và nhận giấy phép hồ sơ tại nhà.

Câu hỏi 4: Trong quá trình thực hiện thủ tục phá phá sản công ty con, ACC có đại diện theo ủy quyền để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền không?

ACC luôn hướng đến sự tiện ích, lợi ích và nhu cầu của khách hàng. ACC có đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức, trình độ để đảm nhận việc đại diện theo ủy quyền.

5. Dịch vụ phá sản công ty con của ACC

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi: công ty mẹ phá sản thì công ty con có phá sản không? 

Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến 

hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo