Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Sơn Bột Tĩnh Điện Vào Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với ngành công nghiệp sơn bột tĩnh điện, do vậy, các hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân nước ngoài vào Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh. Đối với các thương nhân nước ngoài này, khi nhượng quyền thương mại bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Kinh doanh sơn bột tĩnh điện

Công nghệ sơn bột tĩnh điện đang trở thành xu thế tương đối phát triển tại Việt Nam, là một lựa chọn bền vững trong nhiều ngành công nghiệp ứng dụng với nhiều ưu điểm vượt trội. Được coi là giải pháp sơn phủ tối ưu thay thế cho các chất phủ dạng pha trong suốt những thập kỷ qua.

Tại Việt Nam, công nghệ sơn tĩnh điện cũng dần bắt kịp với xu thế của thế giới, các thương hiệu sơn tĩnh điện ở nước ngoài có những bước đầu tư mở rộng thị trường tại Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại đối với sơn bột tĩnh điện.

Vậy để có thể nhượng quyền thương mại đối với sơn bột tĩnh điện, các thương nhân cần thực hiện những thủ tục như thế nào?

Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Sơn Bột Tĩnh Điện Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Sơn Bột Tĩnh Điện Vào Việt Nam

I. Về hoạt động nhượng quyền thương mại

         Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

II. Thủ tục nhượng quyền thương mại đối với sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam

1. Trường hợp 1: Thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền thương mại đối với sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Thủ tục như sau:

  • Các bên tham gia hoạt động nhượn quyền thương mại sơn bột tĩnh điện sẽ cùng nhau thỏa thuận và ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam
  • Hình thức của Hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Các điều khoản chính trong Hợp đồng bao gồm:
    • Nội dung của quyền thương mại.
    • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
    • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
    • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
    • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
    • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

         Sau khi các bên ký kết Hợp đồng chuyển nhượng thương mại sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam, các bên sẽ tiến hành hoạt động chuyển nhượng thông qua những thỏa thuận trong Hợp đồng và quy định pháp luật liên quan.

2. Trường hợp 2: Thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền thương mại đối với sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam chưa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

         Bước 1: Thương nhân nước ngoài dự kiến chuyển nhượng phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.

         Bước 2: Sau khi đăng ký hoạt động nhượng quyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam chấp thuận, thương nhân dự kiến nhượng quyền có thể ký kết hợp đồng nhượng quyền với bên nhận nhượng quyền tại Việt Nam.

III. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền

1. Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam:

         * Thương nhân nước ngoài có nhu cầu đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam nộp hồ sơ đến Bộ Công thương: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Bộ Công thương hoặc thông qua dịch vụ bưu chính (đường bưu điện).

         * Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu);
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu);
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam;
  • Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (trường hợp thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và công chứng);
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thứ cấp.

         * Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xem xét, xử lý hồ sơ:

  • Trường hợp tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Bộ Công thương, cán bộ tiếp nhận kiểm tra, xem xét về tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định như sau:
    • Hồ sơ đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ;
    • Hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo đúng quy định pháp luật.
  • Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 02 (hai) ngày làm việc, Bộ thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Bộ Công Thương ban hành Thông báo chấp thuận nhượng quyền thương mại cho tổ chức.
  • Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không chấp thuận.

3. Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp lệ phí, tổ chức nhận Thông báo trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Bộ Công thương hoặc đăng ký nhận kết quả bằng đường bưu điện. Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sơn bột tĩnh điện vào Việt Nam.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Bộ Công thương trả lời bằng văn bản tới người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận hoạt động nhượng quyền thương mại cho tổ chức.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (403 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo