Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Đồ Uống Không Cồn Vào Việt Nam (Cập nhật 2023)

Thương nhân có nhu cầu nhượng quyền thương hiệu đồ uống không cồn vào Việt Nam cần thực hiện những bước nào? Có bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không? Hãy cùng tìm hiểu quy trình và thủ tục qua bài viết dưới đây.

Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Đồ Uống Không Cồn Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Đồ Uống Không Cồn Vào Việt Nam

         Theo quy định, các trường hợp nêu sau đây không phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

         Đối với trường hợp nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn vào Việt Nam (tức của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam) thì hoạt động nhượng quyền này buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.

Thủ tục nhượng quyền thương mại của thương nhân kinh doanh đồ uống không cồn vào Việt Nam

Bước 1: Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

         Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài kinh doanh đồ uống không cồn dự kiến nhượng quyền vào Việt Nam phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn vào Việt Nam

1. Cơ quan thực hiện:

Bộ Công Thương

2. Cách thức thực hiện:

  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện.

3. Trình tự thực hiện:

  • Tổ chức đăng ký nhượng quyền thương mại nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ của Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
  • Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 02 (hai) ngày làm việc, Bộ thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Bộ Công Thương ban hành Thông báo chấp thuận nhượng quyền thương mại cho tổ chức.
  • Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không chấp thuận.
  • Sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp lệ phí, tổ chức nhận Thông báo trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Bộ Công thương hoặc đăng ký nhận kết quả bằng đường bưu điện.

4. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

         * Thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu);
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu);
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam;
  • Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (trường hợp thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và công chứng);
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thứ cấp.

         * Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

6. Thời hạn giải quyết:

05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

7. Kết quả thực hiện:

Văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn vào Việt Nam.

         Bước 2: Ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại đồ uống không cồn vào Việt Nam

         Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đảm bảo đáp ứng các nội dung như sau:

         Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

         Bước 3: Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

         Trường hợp thương nhân nước ngoài kinh doanh đồ uống có cồn đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp và các bên thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho Bên nhận nhượng quyền, các bên ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thông báo đến Cục Sở hữu trí tuệ.

         Trình tự thủ tục được quy định như sau:

  1. Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
  2. Thành phần hồ sơ:
  • 02 (hai) bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu quy định;
  • 02 (hai) bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  1. Thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ:
    • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
    • Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:
    • Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp/chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
    • Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó; hoặc Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người yêu cầu.
    • Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
    • Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 (hai) tháng kể từ ngày ký quyết định.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1107 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo