Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Dịch Vụ Lưu Trú Vào VN (Cập nhật 2023)

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam ngày càng phát triển với những hình thức đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc kinh doanh của các thương nhân Việt Nam dựa trên hoạt động nhận nhượng quyền thương mại từ những thương nhân nước ngoài có tên tuổi ngày càng phổ biến.

Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Dịch Vụ Lưu Trú Vào VN
Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Dịch Vụ Lưu Trú Vào VN

I. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

         Nhượng quyền thương hiệu hay thuật ngữ chuyên ngành theo Luật Thương mại là “Nhượng quyền thương mại”.

         Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

II. Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền

  • Nhượng quyền trong nước;
  • Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

         Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

         Như vậy, chỉ đối với trường hợp nhượng quyền thương mại kinh doanh dịch vụ lưu trú  của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thì mới phải đăng ký hoạt động nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

III. Thủ tục nhượng quyền thương mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú vào Việt Nam

1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

         1.1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú dự kiến nhượng quyền vào Việt Nam phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

         1.2. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Công thương hướng dẫn.
  • ­Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Công thương quy định.
  • Các văn bản xác nhận về:
    • Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
    • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại và các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

         1.3. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại dịch vụ lưu trú vào Việt Nam

         * Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bộ Công thương;

         * Đối tượng thực hiện: Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú có nhu cầu nhượng quyền thương mại vào Việt Nam.

         * Trình tự thực hiện:

  • Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
    • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công thương
    • Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
    • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
    • Các thời hạn nêu trên không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
    • Sau khi hết thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

         * Thời gian giải quyết: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công thương nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

         * Kết quả thực hiện: Chấp thuận đăng ký Nhượng quyền thương mại dịch vụ lưu trú từ nước ngoài vào Việt Nam.

2. Sau khi đăng ký hoạt động nhượng quyền và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, các bên tham gia hoạt động nhượng quyền kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ cùng nhau ký kết Hợp đồng nhượng quyền, trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

3. Trường hợp thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lưu trú đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp thì giữa bên thương nhân chuyển nhượng quyền thương mại và thương nhân nhận quyền còn phải ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

         3.1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

         3.2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

         Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau đây:

  • 02 (hai) bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu quy định;
  • 02 (hai) bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

         3.3. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 (hai) tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (375 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo