Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Sandwich Vào Việt Nam

Được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, sandwich dần trở thành món ăn yêu thích nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Các thương hiệu nổi tiếng liên tục được đầu tư và mở rộng. Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì hoạt động kinh doanh qua nhượng quyền thương mại cũng là một xu hướng mới trong kinh doanh sandwich tại Việt Nam.

Trước hết, để được nhượng quyền thương mại thương hiệu bánh sandwich vào Việt Nam, các thương nhân phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định.

Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Sandwich Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhượng Quyền Thương Hiệu Bánh Sandwich Vào Việt Nam

1. Điều kiện để nhượng quyền thương mại đối với thương hiệu bánh sandwich vào Việt Nam

1. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

         Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Hệ thống kinh doanh bánh sandwich dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 (một) năm.
  • Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 (một) năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam (Bộ Công thương).
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định về hàng hóa được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

2. Điều kiện đối với Bên nhận quyền

         Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

3. Điều kiện đối với hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại

  • Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
  • Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủđiều kiện kinh doanh.

         Đối với sản phẩm hàng hóa là bánh sandwich, cần đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

         Trường hợp Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền đã đáp ứng đủ các điều kiện như nêu trên, Bên nhượng quyền tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại thương hiệu bánh sandwich vào Việt Nam cho Bên nhận nhượng quyền thông qua việc ký kết Hợp đồng nhượng quyền.

2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại thương hiệu bánh sandwich vào Việt Nam

Hình thức Hợp đồng: Bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

1. Quyền của thương nhân nhượng quyền

         Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

2. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền

         Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

3. Quyền của thương nhân nhận quyền

         Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

4. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

         Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

         Ngoài ra, Hợp đồng nhượng quyền cần có những điểu khoản về:

  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt Hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

3. Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương

         Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

         Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

         Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:

  • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
    • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
    • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
    • Các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (862 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo