Thủ Tục Nhượng Quyền Dịch Vụ Tư Vấn Khởi Nghiệp Vào Việt Nam

Khi khởi nghiệp, người mới bắt đầu sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường, lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, còn nhiều cá nhân/doanh nghiệp sẽ gặp các vướng mắc pháp lý trong quá trình thành lập, hoạt động. Một phương pháp tối ưu mà nhiều người lựa chọn để khởi đầu là tìm đến dịch vụ tư vấn khởi nghiệp. Việt Nam, nơi mà thị trường đang phát triển và đang có xu hướng gia nhập quốc tế.

Chính vì thế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn được phát triển dịch vụ này tại Việt Nam với hình thức nhượng quyền.

Sau đây, ACC sẽ giải đáp thắc mắc và khái quát thủ tục nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp vào Việt Nam khi tham gia hoạt động nhượng quyền vào Việt Nam.

Thủ Tục Nhượng Quyền Dịch Vụ Tư Vấn Khởi Nghiệp Vào Việt Nam
Thủ Tục Nhượng Quyền Dịch Vụ Tư Vấn Khởi Nghiệp Vào Việt Nam

1. Nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp

1.1 Nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

1.2 Nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp là gì?

Là hoạt động thương mại, theo đó cá nhân/tổ chức (gọi là bên nhượng quyền) cho phép và kiểm soát cá nhân/tổ chức khác được kinh doanh dịch vụ tư vấn khởi nghiệp của mình dưới hình thức nhượng quyền có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định. Bên được cho phép sử dụng dịch vụ gọi là bên nhận nhượng quyền.

2. Phân loại nhượng quyền

Xét về hình thức: trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 hình thức cơ bản và được áp dụng phổ biến như sau:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: bên nhượng quyền chuyển nhượng đầy đủ hệ thống, bao gồm: chiến lược, quy trình vận hàng, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo…; bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.
  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.

Về chủ thể nhượng quyền: Hoạt đồng nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm nhượng quyền ban đầu và nhượng quyền thứ cấp.

3. Điều kiện đăng ký hoạt động nhượng quyền của bên nhượng quyền

  • Thương nhân được cấp phép quyền thương mại khi hệ thống dự định kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã hoạt động được ít nhất 01 năm;
  • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của Bộ Thương mại;
  • Dịch vụ kinh doanh được nhượng quyền không thuộc danh mục dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Nếu dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, hoặc trường hợp dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân chỉ được kinh doanh sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh

4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền

4.1 Quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền có các quyền sau đây:

  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Có quyền kiểm tra đột xuất hoạt động dịch vụ của bên nhận nhượng quyền để đảm bảo hoạt động của toàn hệ thống được đồng nhất và ổn định chất lượng trong toàn hệ thống.

4.2 Nghĩa vụ

  • Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

5. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền

Ngoài việc lưu ý quyền và nghĩa vụ của mình, bên nhượng quyền cần lưu ý quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền để đặt ra quy định, tiêu chuẩn phù hợp với bên nhận nhượng quyền

5.1 Quyền

  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

5.2 Nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

6. Thủ tục nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp vào Việt Nam

6.1 Thành phần hồ sơ

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại đối với dịch vụ tư vấn khởi nghiệp từ nước ngoài theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận (bản sao công chứng, chứng thực được hợp pháp hóa);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên, các báo cáo hay tài liệu khác đính kèm hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp hồ sơ.

6.2 Thủ tục đăng ký

Bên nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp vào Việt Nam là đơn vị trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân tổ chức khác thực hiện các thủ tục đăng ký sau:

Bước 1:

  • Cá nhân/tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo thành phần hồ sơ nêu trên
  • Nộp hồ sơ đến Bộ Thương mại

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

  • Hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận sẽ ra thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy đinh. Thương nhân thực hiện bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo thông báo, khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ trao giấy biên nhận.
  • Hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận trao giấy biên nhân cho người nộp. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm vào sổ hoạt động thương mại và thông báo cho thương nhân biết. Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ Thương mại trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ đăng ký ban đầu.

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bộ Thương mại
  • Thời gian giải quyết: 05 ngày

7. Dịch vụ tư vấn thủ tục nhượng quyền dịch vụ tư vấn khởi nghiệp của ACC

Để tránh việc hồ sơ không hợp lệ, do sai thể thức trình bày, thiếu hồ sơ, nộp sai thẩm quyền, ACC sẽ hướng dẫn khách hàng ngay từ khi tiếp nhận vấn đề của khách hàng. ACC sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, quy trình thực hiện như sau:

  • Tiếp nhận thông tin cơ bản của khách hàng
  • Tư vấn dịch vụ
  • Ký kết hợp đồng dịch vụ sau khi đã thỏa thuận
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ, ký hồ sơ do ACC soạn thảo
  • Thay mặt và đại diện khách hàng nộp hồ sơ
  • Thông báo tiến trình hồ sơ
  • Nhận và trả kết quả cho khách hàng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (361 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo