Thủ tục hải quan nhập khẩu vải may mặc theo thông tư 39 [2024]

Vải là mặt hàng vô cùng thông dụng ở nước ta. Dựa trên nhu cầu sử dụng vải nhập khẩu ngày một tăng hiện nay, hoạt động nhập khẩu vải may mặc đang diễn ra vô cùng sôi động. Để tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vải quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết. 

thu-tuc-nhap-khau-vai-may-macThủ tục nhập khẩu vải 

1. Mã HS sản phẩm vải 

iệc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Mặt hàng vải may mặc có thể có HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60. Đối với vải thì có nhiều loại và chia ra các mã HS code khác nhau:

  • Vải len (95% wool và 5% polyester): Mã HS là: 51121100. Thuế NK:10% VAT 10%
  • Vải sợi polyester 100%: Mã HS 54023300. Thuế NK: 3%, VAT 10%
  • Vải dệt thoi khổ hẹp 100% bông hoặc tơ tằm: MS: 58061020, 58061010. Thuế NK: 12% VAT: 10%
  • Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi Filament nhân tạo (trong đó tỷ lệ sợi Filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.lx này - - Từ sợi Filament nhân tạo;
  • Nếu mặt hàng hàng vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi Filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.9x - Loại khác.

Căn cứ vào thông tư số 21 ( số 21/2017/ TT- BCT)  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

thu-tuc-nhap-khau-vai-Thủ tục nhập khẩu vải hiện nay 

2. Công bố hợp quy vải nhập khẩu 

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy
  • Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng; danh mục hàng hóa; hóa đơn; vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

thu-tuc-nhap-khau-vai-may-mac-hien-nayThủ tục nhập khẩu vải may mặc hiện nay 

3. Thủ tục nhập khẩu vải 

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính  hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

  • Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
  • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1 Sản phẩm vải dệt kim chưa làm hợp quy của Công ty A bán cho Công ty B thì công ty B có phải làm hợp quy không?

Trả lời câu hỏi của bạn đọc liên quan đến việc sản phẩm vải dệt kim từ Công ty A bán sang Công ty B nhưng Công ty A chưa làm hợp quy thì Công ty B có phải làm hợp quy không, Bộ Công Thương cho biết, nếu thành phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty B phải thực hiện việc công bố hợp quy; gắn dấu hợp quy cho thành phẩm.

Bạn đọc Thiên Bình (Địa chỉ: Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) đặt vấn đề:

+  Công ty A có bán cho Công ty B vải dệt kim nhưng không công bố hợp quy.

 + Công ty B có sản xuất vải dệt kim đó ra thành phẩm và mang đi Công bố hợp quy.

 + Vải dệt kim thì vẫn còn tồn trong kho.

Bạn đọc hỏi: Sản phẩm vải dệt kim từ Công ty A bán sang Công ty B nhưng Công ty A chưa làm hợp quy thì Công ty B có phải làm hợp quy không? Nếu bị cơ quan chức năng kiểm tra thì như vậy có vi phạm không? Vì sao lại vi phạm trong khi thành phẩm cuối cùng trước khi lưu thông đã làm công bố hợp quy?

Về vấn đề này, thì vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) trả lời như sau:

Ngày 23 tháng 10 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT).

Tại mục 3.1 của QCVN: 01/2017/BCT quy định “Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR)”.

Căn cứ quy định tại mục 3.1 nêu trên, theo thông tin do doanh nghiệp cung cấp, Bộ Công Thương hướng dẫn như sau:

2.1. Công ty A bán vải dệt kim chưa công bố hợp quy cho Công ty B, Công ty B sản xuất ra Thành phẩm.

Trường hợp 1: Thành phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, Công ty B phải thực hiện việc công bố hợp quy; gắn dấu hợp quy cho Thành phẩm.

Trường hợp 2: Thành phẩm không được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (lưu kho, vận chuyển), Công ty B không phải thực hiện việc công bố hợp quy; gắn dấu hợp quy cho Thành phẩm.

2.2. Các sản phẩm, hàng hóa (nguyên liệu, thành phẩm) không được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (lưu kho, vận chuyển) không phải thực hiện việc công bố hợp quy; gắn dấu hợp quy.

4.2 Một trong những mặt hàng đƣợc kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang tham gia là dệt may. Vậy các quy định của Hiệp định EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng này nhƣ thế nào?

Hiệp định EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cũng cho phép ta được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA.

Trong khi đó, quy định của CPTPP tương đối chặt hơn bởi Hiệp định này yêu cầu hàng dệt may phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là sợi và vải phải được sản xuất và/hoặc nhập khẩu từ các nước CPTPP, thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định khi xuất khẩu sang các nước CPTPP.

4.3 Hỏi về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ?

Công ty tôi có đối tác nước ngoài (Hàn Quốc) muốn giao hàng vải cho Công ty gia công in hàng may mặc, nhưng Công ty không trực tiếp mở tờ khai nhận hàng vải với Công ty ở Hàn Quốc mà nhận vải theo chỉ định của bên Hàn quốc tại một công ty ở Thanh Hóa.

Sau khi Công ty in hàng xong sẽ giao trả lại cho công ty ở Thanh Hóa rồi gửi báo cáo số lượng cho bên Hàn Quốc để bên Hàn Quốc thanh toán tiền cho Công ty tôi.

Xin hỏi: công ty tôi có phải làm thủ tục mở tờ khai hải quan khi nhập hàng và xuất hàng không? Nếu mở thì sẽ làm thủ tục nhập xuất theo hình thức nào? Nếu không mở tờ khai thì Công ty có phải xuất hóa đơn GTGT không và thuế suất bao nhiêu?

 

Điểm b Khoản 1 Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này”.

Theo đó, trường hợp Công ty TNHH Seoul Print Vina ký hợp đồng nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân ở nước ngoài và bên đặt gia công có chỉ định giao nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

4.4 Xin luật sư tư vấn giùm, tôi muốn lập công ty nhập khẩu vải may màn thì mã ngành nghề là gì? và nhập khẩu hàng điện tử thì mã ngành là gì? 

Mã ngành bán buôn vài:

46411: Bán buôn vải

Nhóm này gồm: Bán buôn vải dệt thoi, dệt kim đan móc, các loại vải dệt đặc biệt khác. (trong đó bao gồm cả xuất nhập khẩu vải).

Ngành nhập khẩu hàng điện tử:

4651 - 46510: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

Nhóm này gồm:

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi; - Bán buôn phần mềm.

Loại trừ:

-  Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông);

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi));

- Bán buôn máy móc, thiết bị được điều khiển thông qua máy vi tính được phân vào các phân nhóm thuộc nhóm 4659 tuỳ theo công dụng của máy. 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu vải may mặc vào Việt Nam, để tìm hiểu thêm chi tiết về từng loại mặt hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (714 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo