Là một nước nông nghiệp nên hoạt động chăn nuôi ở nước ta đang rất được chú trọng. Nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tăng năng suất nhưng giảm sức lao động của con người. Cùng với đó, thức ăn chăn nuôi cũng ngày một được chú trọng để đưa ra được chất lượng vật nuôi tốt nhất. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là vấn đề quan tâm của rất nhiều chủ hộ kinh doanh vật nuôi cũng như các doanh nghiệp buôn bán thức ăn chăn nuôi. Dưới đây, ACC xin gửi tới quý khách hàng hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới nhất hiện nay.
thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Khái quát về thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. Về cơ bản, thức ăn chăn nuôi bao gồm những loại sau:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
- Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
2. Điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép
- Thức ăn chăn nuôi phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn hỗn hợp
- Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định
- Thức ăn chăn nuôi phải được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
3. Đăng ký kiểm tra nhà nước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi - ACCLAW
3.1. Nội dung kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
Luật chăn nuôi 2018 quy định, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu chức năng chăn nuôi giúp nhà nước nắm được các thành phần trong thức ăn cho vật nuôi. Kiểm soát và hạn chế những thực phẩm có nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khoẻ vật nuôi, cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Nội dung kiểm tra chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
3.2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước
Để đăng ký kiểm tra nhà nước, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
- Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
4. Công bố thức ăn chăn nuôi
thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
4.1. Hồ sơ đăng ký công bố thức ăn chăn nuôi
Căn cứ nghị định 13/2020/NĐ-CP của chính phủ về thứ ăn chăn nuôi. Thì khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ đăng ký công bố thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp
- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất
- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp
4.2. Thứ ăn chăn nuôi không phải công bố
Thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
a) Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
b) Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
c) Thức ăn chăn nuôi khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Thủ tục hải quan thực hiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
thủ tục hải quan khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Doanh nghiệp sau khi có được giấy đăng kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, sẽ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với cơ quan hải quan. Hồ sơ để thực hiện bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Hóa đơn cước biển (phụ phí)
- Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với thức ăn nhập khẩu có nguồn gốc động vật)
- Giấy kiểm tra chất lượng v.v..
Trên đây là quy trình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam, ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Quý khách hàng tham khảo thêm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại: https://accgroup.vn/giay-phep-nhap-khau-thuc-an-chan-nuoi/
Nội dung bài viết:
Bình luận